Bất động sản nghỉ dưỡng ven đô sẽ trở thành kênh đâu tư số 1 trong mùa Covid 19

Thảo Vy| 25/07/2021 08:00
Theo dõi Báo điện tử Công lý trên

7 tháng đầu năm 2021, phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng ven đô trở thành nhân tố dẫn dắt thị trường bất động sản trong bối cảnh các thị trường du lịch truyền thông, shophouse cho thuê, đất nền giảm sức hấp dẫn do dịch Covid.

1(2).jpg

Các dự án nghỉ dưỡng ven đô đang dẫn dắt thị trường bất động sản Việt Nam

Theo TS Trần Nguyễn Minh Hải – Chuyên gia bất động sản của Đại Học Ngân Hàng, có 3 nguyên nhân khiến phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng ven đô trở thành kênh đầu tư số 1 trong 5 năm tới:

Thứ nhất, dịch Covid xuất hiện, nhu cầu chăm sóc sức khoẻ của người dân tăng mạnh. Trong bối cảnh này,thay vì trải nghiệm nghỉ dưỡng vài lần/năm trong những kỳ nghỉ dài, người dân tại các khu đô thị lớn có nhu cầu sở hữu những không gian nghỉ dưỡng tại gia 365 ngày. Vì vậy, những resort ven đô sở hữu không gian sống  được thiết kế như những khu nghỉ dưỡng, với mật độ cây xanh và mặt nước khổng lồ, không gian yên bình giữa thiên nhiên, mật độ cư dân thấp là sự lựa chọn số một giữa mùa Covid19;

Thứ 2, trước khi Covid19  xuất hiện , các thị trường nghỉ dưỡng truyền thống, với khả năng thu hút hàng chục triệu du khách mỗi năm trở thành kênh đầu tư ưa thích của các nhà đầu tư tại Sài Gòn, Hà Nội. Tuy nhiên, khi dịch xảy ra, nguồn khách sụt giảm nghiêm trọng khiến cho các thị trường du lịch truyền thống mất đi sức hấp dẫn. Bên cạnh đó, nghỉ dưỡng ven đô trở thành nhu cầu thiết yếu trong mùa dịch đã đẩy giá thuê, công suất khai thác phòng của dòng sản phẩm này tăng mạnh. Vì vậy, trong 6 tháng đầu năm 2021, thị trường bất động sản chứng kiến làn sóng dịch chuyển dòng tiền mạnh mẽ từ các thị trường du lịch truyền thống sang phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng ven đô.

Thứ 3, trước diễn biến phức tạp của dịch Covid, HOSE đã mất 28.5 tỷ USD trong 3 tuần đầu tháng 7. Riêng ngày 19/7, chỉ số VN-Index sụt giảm 55,8 điểm, vốn hoá thị trường bốc hơi 8 tỷ USD. Sắc đỏ ngập tràn sàn chứng khoáng khiến xu hướng tháo chạy của các nhà đầu tư diễn ra mạnh mẽ. Bất động sản nghỉ dưỡng ven đô trở thành kênh trú ấn an toàn trong bối cảnh lãi suất huy động của ngân hàng xuống thấp kỷ lục, phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng tại các thị trường truyền thống bất động, giá bất động sản nội đô quá cao khó còn tiềm năng tăng giá, phân khúc shophouse tại các trung tâm thành phố khó khăn cho thuê, giá đất nền giảm mạnh sau các đợt sốt đất.

Hội tụ đủ các yếu tố thiên thời, địa lợi, nhân hoà, phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng ven đô trở thành kênh đầu tư số 1 trong mùa Covid. Theo thống kê của Vhomes – kênh tìm kiếm thông tin bất động sản của Vnexpress, trong 6 tháng đầu năm, 5 dự án được tìm kiếm nhiều nhất trên trang này đều thuộc phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng ven đô như khu đô thị  Ecopark, Aqua City, Nova Hồ Tràm, Waterpoint… Trong đó, các dự án thành phần của Ecopark như Swanlake, Solforest, Sky Oasis, Haven Park đứng đầu lượng tìm kiếm tại Miền Bắc. Các dự án của Novaland được tìm kiếm nhiều nhất tại Phía Nam. Tổng lượt tìm kiếm của 2 chủ đầu tư dẫn dắt thị trường này chiếm gần 50% lượt tìm kiếm toàn quốc trong 6 tháng đầu năm.

Không chỉ đứng đầu về lượng tìm kiếm, các dự án  Ecopark, Aqua City, Nova Hồ Tràm còn liên tục xác lập các kỷ lục giao dịch, dẫn dắt thị trước bất động sản phía Bắc và Phía Nam trong bối cảnh địa ốc Hà Nội và Sài Gòn gặp khó khăn về các vấn đề pháp lý.

Điều đáng chú ý, các dự án bất động sản nghỉ dưỡng ven đô dẫn dắt thị trường đều là các dự án nằm trong các đại đô thị xanh, được phát triển bởi các chủ đầu tư uy tín, sở hữu ý tưởng sản phẩm đột phá trên thị trường. Tiêu biểu, tại Ecopark, chủ đầu tư này đã nâng tầm sản phẩm nghỉ dưỡng trở thành dòng sản phẩm trị liệu khoáng nóng và thải độc với dự án Swanlake – Dự án được ví như cú bom tấn, thu hút mọi sự chú ý của thị trường bất động sản Miền Bắc trong tháng 7.

2(1).jpg

Khu trị liệu khoáng nóng Swanlake Residences trong Ecopark đang gây sốt miền Bắc

Swanlake Residences sở hữu  3 dòng suối khoáng nóng, sở hữu chất lượng tương đương với những mỏ khoáng nóng tốt nhất tại vùng Hakone Nhật Bản. 3 dòng suối này sở hữu thành phần khoáng, nồng độ khoáng, khoáng chất vượt trội, độ PH, nhiệt độ khác nhau, được thiết kế may đo để trị liệu những vẫn đề về sức khỏe khác nhau. Cụ thể, tổ hợp Onsen đầu tiên thiết kế để chăm sóc da và sắc đẹp; Tổ hợp thứ 2 thiết kế trị liệu các bệnh về tim mạch và huyết áp; Tổ hợp thứ 3 thiết kế để đặc trị các căn bệnh của tuổi già.

3.jpg

14 hồ khoáng nóng và Spa Swanlake Residences  trong Ecopark

Ngoài tổ hợp khoáng nóng, Swanlake Residences còn sở hữu một đại spa vận hành theo một quy trình khép kín từ tư vấn, trị liệu, chăm sóc đến tái tạo và nghỉ ngơi. Ecopark đầu tư gần 1.000 tỉ đồng cho tổ hợp khoáng nóng và trị liệu này. Khi hoàn thành, Swanlake Residences sẽ mang đến trải nghiệm trị liệu khoáng nóng thải độc và làm đẹp trọn vẹn cho khách hàng, khác với trải nghiệm tắm khoáng nóng đơn thuần trên thị trường hiện tại.

Ngoài tổ hợp trị liệu khoáng nóng và thải độc; cư dân tòa nhà Swanlake Residences còn được tận hưởng gần 100 tiện ích bao quanh như công viên hồ Thiên Nga, hồ Thiên Nga 50ha, phố đi bộ gần 1km, cầu dạo bộ liên tòa trên cao gần 1km, đường dạo bộ hoa anh đào ven hồ 500m, đường hầm hoa tử đẳng, thác nước 9 tầng, vườn Nhật Bản rộng 1,8 ha, và hàng loạt hồ cá koi ngay dưới chân tòa nhà.

Dự án này được triển khai bởi 3 tập đoàn huyền thoại lớn nhất Nhật Bản: chủ đầu tư Nomura (top những tập đoàn bất động sản lớn nhất Nhật Bản với 95 năm lịch sử), đơn vị thiết kế Nikken (1 trong 2 tập đoàn thiết kế lớn nhất thế giới với 121 năm lịch sử), tư vấn khoáng nóng Raymond (top 1 tư vấn khoáng nóng tại Nhật Bản với 96 năm lịch sử).

Ngoài Ecopark, một số chủ đầu tư như Sungroup, Flamingo, Apec…cũng triển khai các tổ hợp nghỉ dưỡng khoáng nóng tại Kim Bôi, Quang Hanh, Thanh Thuỷ…

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Bất động sản nghỉ dưỡng ven đô sẽ trở thành kênh đâu tư số 1 trong mùa Covid 19