Văn hóa - Du lịch

Bánh dày – Món ăn ngày Tết truyền thống của đồng bào Mông

Gia Ân-Đình Tuân 01/02/2025 - 10:04

Nếu như bánh chưng, bánh sừng trâu là những món ăn không thể thiếu trong ngày Tết của người Kinh, người Thái, thì bánh dày lại là nét đặc trưng trong ẩm thực ngày Tết của đồng bào Mông ở vùng cao Nghệ An.

Cuối tháng Chạp, khi không khí Tết tràn ngập núi rừng, hầu như gia đình người Mông nào cũng tất bật làm bánh dày để thờ cúng tổ tiên và mời khách.

Bánh dày không chỉ là món ăn truyền thống mà còn mang ý nghĩa tâm linh sâu sắc đối với người Mông. Bánh được xem như biểu tượng của mặt trăng và mặt trời – hai yếu tố quan trọng trong tín ngưỡng của họ.

4-1-.jpg
7.jpg
Với đồng bào người Mông ở bản Lưu Thông, xã Lưu Kiền, mỗi gia đình đều không thể thiếu món bánh dày trong ngày tết.

Trong ngày Tết, bánh dày được dâng lên tổ tiên như một lời tri ân, cầu mong năm mới an lành, mùa màng bội thu, gia đình hạnh phúc.

Để làm bánh dày, người Mông chọn loại nếp nương thơm ngon, ngâm qua đêm rồi đồ chín. Khi xôi chín dẻo, họ cho vào cối giã nhuyễn bằng chày gỗ lớn.

Công đoạn giã bánh đòi hỏi sức khỏe và sự kiên nhẫn vì phải giã thật đều tay để bánh đạt độ dẻo mịn.

3-1-.jpg
2-1-.jpg
Lá chuối sau khi được về sẽ tước lấy phần lá rồi dùng khen lau sạch, nếu như loại lá chuối cứng thì phải hơ qua lửa để lá mềm dẻo, để khi gói không bị rách lá.

Sau khi giã xong, bánh được nặn thành những miếng tròn, dẹt với bề mặt nhẵn bóng. Một số gia đình còn kẹp nhân đậu hoặc thịt để tăng thêm hương vị.

Bánh dày sau đó được bọc bằng lá chuối xanh để giữ được độ dẻo và thơm lâu.

8.jpg
9.jpg
Sau khi nặn và gói bánh xong sẽ được nướng trên than hồng. Bánh dày không chỉ để thờ cúng tổ tiên, trong ngày lễ tết mà còn là món ăn đãi khách, làm quà cho khách đến thăm nhà.

Bánh dày có thể ăn ngay sau khi làm xong hoặc nướng lên để có lớp vỏ giòn, thơm. Người Mông thường ăn bánh dày cùng thịt nướng, chẩm chéo hoặc chấm mật ong, tạo nên hương vị độc đáo, hấp dẫn.

5-1-.jpg
6.jpg
Khi xôi chín kỹ sẽ cho xôi ra cối để giã, giã bánh ngay khi xôi còn đang nóng. Giã càng kỹ thì bánh càng dẻo, ngon.

Đây cũng là món quà ý nghĩa mà các gia đình tặng nhau trong dịp Tết, thể hiện tình cảm gắn kết giữa các thành viên trong cộng đồng.

Ngày nay, dù cuộc sống có nhiều thay đổi, nhưng với người Mông, bánh dày vẫn giữ nguyên giá trị truyền thống và luôn hiện diện trong những ngày Tết thiêng liêng.

Món bánh không chỉ là biểu tượng của văn hóa ẩm thực mà còn thể hiện tinh thần đoàn kết, gắn bó của đồng bào nơi vùng cao.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Bánh dày – Món ăn ngày Tết truyền thống của đồng bào Mông