Bancassurance tại Việt Nam: Tăng trưởng đi kèm thách thức

Trang Nhi| 10/03/2023 16:37
Theo dõi Báo điện tử Công lý trên

Trong các năm trước đây một số chi nhánh NHTM đã vay vốn trực tiếp của các Công ty bảo hiểm với lãi suất thấp, bù đắp căng thẳng tạm thời vốn khả dụng trong kinh doanh. Bên cạnh đó hiện nay có nhiều công ty bảo hiểm là thành viên thị trường đấu thầu tín phiếu kho bạc, thường xuyên trúng thầu một khối lượng đáng kể tín phiếu.

Việc các công ty bảo hiểm gửi vốn nhàn rỗi trên tài khoản tiền gửi tại các NHTM, là lĩnh vực cạnh tranh sôi động của các NHTM để tranh thủ thu hút nguồn vốn có lãi suất thấp này.

Về hợp tác bảo hiểm trong lĩnh vực cho vay, đây thực sự là mong muốn hợp tác của các NHTM ở nước ta, song trong thực tế kết quả chưa được bao nhiêu. Trước đây, một số lĩnh vực theo quy định bắt buộc người vay vốn ngân hàng phải mua bảo hiểm, như: cho vay đóng tàu thuyền đánh bắt hải sản, cho vay mua sắm phương tiện vận tải, cho thuê tài chính. Song một mặt do người vay nguồn vốn rất hạn hẹp, vốn vay về chỉ đủ phục vụ cho đầu tư kinh doanh, không có tiền mua phí.

Bancassurance tại Việt Nam: Tăng trưởng đi kèm thách thức

Về phía công ty bảo hiểm lo sợ rủi ro lớn, nên việc thực hiện bảo hiểm ở mức rất thấp. Do đó cho dù có quy định bắt buộc của luật pháp nhưng cũng không thực hiện được.

Về phía các NHTM nếu cho khách hàng vay thêm vốn mua bảo hiểm thì không an tâm. Mặt khác nếu trực tiếp mua bảo hiểm các hợp đồng tín dụng thì đội phí cho vay lên, ngân hàng không chịu đựng nổi, nhất là trong điều kiện cạnh tranh cho vay hiện nay đang rất sôi động chênh lệch lãi suất cho vay và lãi suất huy động vốn rất thấp. Bởi vậy hiện nay và trong một vài năm tới chắc chắn bảo hiệm tín dụng chưa thể thực thi được.

Tại Việt Nam, đối với lĩnh vực nhân thọ, kênh phân phối bảo hiểm qua ngân hàng được coi là kênh phân phối chuyên nghiệp thứ hai sau kênh phân phối truyền thống là đại lý. Ngoài Vietcombank Cardif và Vietinbank -Aviva là hai doanh nghiệp nhân thọ có vốn góp của ngân hàng, một số doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ khác như AIA, Prudential, Bảo Việt nhân thọ, Dai-ichi, Generali, Hanwha…cũng bắt đầu thực hiện phân phối bảo hiểm qua ngân hàng và đạt được những kết quả nhất định. Ước tính 11/16 doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ đã triển khai hợp tác với khoảng 30 ngân hàng phân phối đa dạng các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ.

Kênh phân phối này hiện chiếm khoảng 2% tổng doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ của toàn thị trường. Theo đó, doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ phát triển sản phẩm, cán bộ ngân hàng giới thiệu sản phẩm và thực hiện các hoạt động khác theo hợp đồng uỷ quyền của doanh nghiệp bảo hiểm hoặc các tư vấn viên của doanh nghiệp bảo hiểm ngồi tại ngân hàng thực hiện tư vấn, bán sản phẩm bảo hiểm cho khách hàng. Ngoài hoa hồng đại lý, tuỳ theo sự thoả thuận trong hợp đồng hợp tác giữa doanh nghiệp với từng ngân hàng, ngân hàng có thể nhận được các khoản thưởng định kỳ, các khoản hỗ trợ đào tạo, marketing bán hàng và chia sẻ lợi nhuận với doanh nghiệp bảo hiểm nếu hoạt động kinh doanh đạt kết quả tốt.

Hoạt động phân phối sản phẩm bảo hiểm qua ngân hàng (Bancassurance) đã phát triển nhanh chóng và có những đóng góp nhất định vào tổng doanh thu của thị trường bảo hiểm Việt Nam (khoảng 20% tổng doanh thu phí của thị trường bảo hiểm nhân thọ và khoảng 14% tổng doanh thu phí của thị trường bảo hiểm phi nhân thọ).

Bancassurance tại Việt Nam: Tăng trưởng đi kèm thách thức

Nhiều chuyên gia nhận định việc phát triển nhanh dẫn đến phát sinh một số bất cập trong việc quản lý chất lượng dịch vụ bảo hiểm qua kênh ngân hàng

Tại diễn đàn "Bancassurance: Tiềm năng và thách thức", Chuyên gia kinh tế, Thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách tài chính – tiền tệ Quốc gia, TS. Cấn Văn Lực cho biết: Chất lượng tư vấn của nhân viên ngân hàng, kể cả nhân viên bảo hiểm trong việc tư vấn khách hàng để bán và cung cấp dịch vụ hậu mãi (sau bán hàng) đối với sản phẩm bancas chưa phải là tốt.

Khi ngân hàng triển khai phân phối các sản phẩm bảo hiểm, nhân viên ngân hàng chưa biết ưu tiên công việc nào hơn: công việc chính tại ngân hàng hay là bán bảo hiểm.

Hành lang pháp lý, trong đó có hành lang pháp lý chi phối nghiệp vụ bancas, trong đó có cả bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm phi nhân thọ chưa được hoàn thiện, chưa quy định rõ ràng hơn quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm của các bên có liên quan.

Nêu ý kiến về mối quan hệ giữa NHTM và Công ty bảo hiểm, ThS. Trần Thị Yến Vinh (Giảng viên Khoa Kinh tế, Trường Đại học Kiến trúc Đà Nẵng) cho biết:  Việc chia sẻ dữ liệu khách hàng giữa các ngân hàng và công ty bảo hiểm trong nhiều trường hợp đã bị hạn chế bởi những vấn đề liên quan đến quyền sở hữu dữ liệu của khách hàng, bảo vệ quyền riêng tư dữ liệu và thiếu các thủ tục chấp thuận chia sẻ dữ liệu của khách hàng.

Ông Phạm Xuân Hòe, Phó Viện trưởng Viện Chiến lược ngân hàng cho rằng: Bancassurance tại Việt Nam vẫn còn thiếu quy định về bảo mật thông tin, an toàn an ninh mạng trong kết nối chia sẻ thông tin trong kinh doanh đặc biệt với xu thế số hóa hệ thống tài chính - Có khả năng xảy ra xung đột lợi ích giữa các sản phẩm khác của ngân hàng và chính sách bảo hiểm. Điều này có thể khiến khách hàng nhầm lẫn về nơi họ phải đầu tư.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Bancassurance tại Việt Nam: Tăng trưởng đi kèm thách thức