Sán xơ mít dài hơn 12m làm tổ trong ruột người; gắp con đỉa dài hơn 4cm sống trong mũi bé 1 tuổi; cấp cứu nam sinh bị một chiếc răng nanh cắm sâu trong trán...
1. Sán xơ mít dài hơn 12 m làm tổ trong ruột
Ngày 17/5, y sĩ Lê Công Danh, Khoa Nội, Bệnh viện Y học Cổ truyền Thừa Thiên Huế, cho biết vừa chữa trị thành công cho anh Nguyễn Ngọc Tuấn (34 tuổi, trú xã Ba Lòng, huyện Đa Krông, Quảng Trị), bị nhiễm sán xơ mít.
Sán xơ mít dài hơn 12 m nằm trong ruột người
Sau khi sán xơ mít được xổ ra ngoài, qua đo đạc ước tính chiều dài con sán xơ mít này dài hơn 12 m, mình dẹt, màu trắng đục được cuộn tròn trong ruột người nhiều năm nay.
2. Cấp cứu nam sinh bị một chiếc răng nanh cắm sâu trong trán...
Bác sĩ Hoàng Bùi Hải, Trưởng khoa cấp cứu, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cho biết, các bác sĩ tại đây đã tiến hành cấp cứu cho một ca tai nạn hết sức đặc biệt.
Bệnh nhân là nam sinh viên tên Tuấn, vào viện lúc 20h ngày 13/5 trong tình trạng tỉnh táo, có vết thương đang chảy máu ở vùng trán.
Chiếc răng nanh được lấy ra ngoài.
Khi đưa bệnh nhân vào phòng tiểu phẫu để khâu vết thương. Các y tá tiến hành rửa sạch vết thương của nạn nhân và chụp chiếu mới phát hiện bên trong ở vùng trán có dị vật.
Được biết trước đó nam sinh viên phát hiện bị rách ở vùng trán do va chạm giao thông với một cô gái trẻ, sau khi va chạm thì bị rách ở vùng trán.
Theo bác sĩ Hải, đây là trường hợp cực kỳ hy hữu, phải là va chạm với lực rất mạnh. Điều đặc biệt nữa là gãy răng nanh chứ không phải răng cửa.
3. Gắp con đỉa dài hơn 4cm sống trong mũi bé 1 tuổi
Chiều tối 17/5, bác sỹ Thùy Lan (Phòng khám đa khoa Cuộc sống, TP Sơn La) cho biết vừa thực hiện thành công việc lấy một con đỉa sống ký sinh lâu ngày trong lỗ mũi bệnh nhân mới 1 tuổi.
Khi được gắp ra, con đỉa có chiều dài hơn 4cm, đường kính khoảng 5mm. Nhiều khả năng, do cháu bé hay bò, nghịch vũng nước nên đã bị đỉa chui vào lỗ mũi, sống ký sinh 1 tuần.
4. Cục An toàn thực phẩm khuyến cáo không ăn so biển
Trong thời gian gần đây, tại một số địa phương ven biển, vẫn ghi nhận các trường hợp ngộ độc do cố tình sử dụng thịt so biển để làm thức ăn, dù biết rằng, so biển chứa độc tố gây ngộ độc rất nghiêm trọng.
Con so biển
Chính vì vậy, Cục An toàn thực phẩm khuyến cáo: Tuyệt đối không được dùng so biển làm nguyên liệu thực phẩm dưới bất kỳ hình thức nào.
5. Các chất bảo quản độc hại bị cấm
Cục Quản lý dược Bộ Y tế vừa có thông báo sẽ cấm lưu hành các sản phẩm chứa paraben kể từ ngày 1-8-2015 và methylisothiazolinone kể từ 1-7-2015.
Paraben được dùng làm chất bảo quản sát khuẩn trong mỹ phẩm, dược phẩm, kể cả một số ít thực phẩm. Các nghiên cứu gần đây nhất cho thấy paraben có thể ảnh hưởng đến hệ nội tiết cũng như gây phản ứng dị ứng nếu dùng bôi ngoài da.
Còn methylisothiazolinone cũng là chất bảo quản sát khuẩn, thường dùng nhiều trong mỹ phẩm, ở các sản phẩm có chứa nước (khăn ướt lau cho em bé, dung dịch rửa tay, nước súc miệng, sữa tắm, nước tẩy trang…). Methylisothiazolinone đã được chứng minh khi bôi ngoài da sẽ gây viêm da dị ứng tiếp xúc, là một loại dị ứng da cấp tính nghiêm trọng.
6. Đề nghị hạn chế hút thuốc lá trong đám cưới, đám tang
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến vừa có công văn gửi các bộ, ngành , đoàn thể Trung ương và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đề nghị hạn chế hoặc không hút thuốc lá trong các đám cưới, đám tang, lễ hội trên địa bàn dân cư.
Để tăng cường thực thi Luật phòng chống tác hại thuốc lá và hưởng ứng Ngày thế giới không thuốc lá 31.5, Tuần lễ quốc gia không thuốc lá từ 25.5 đến 31.5, Bộ Y tế đề nghị ngoài tuyên truyền phổ biến và thực thi nghiêm quy định của Luật phòng chống tác hại thuốc lá, các đơn vị cần đưa nội dung Luật phòng chống tác hại thuốc lá vào kế hoạch hoạt động hằng năm, đưa quy định cấm hút thuốc lá tại nơi làm việc vào quy chế nội bộ của cơ quan.