Sự sống của cô gái cao 1,7 mét, nặng 19kg bị đe dọa nghiêm trọng; Quảng Nam thiếu thuốc điều trị cho bệnh nhân; Cảnh báo nguy cơ đột quỵ khi nhiệt độ tăng...
1. Sự sống của cô gái cao 1,7m, nặng 19kg bị đe dọa nghiêm trọng
Cô gái người Mỹ, Rachael Farrokh, 37 tuổi, sở hữu chiều cao 1,7 m nhưng chỉ nặng có hơn 19 kg, đang cầu xin sự giúp đỡ của cộng đồng khi phải chống chọi với căn bệnh biếng ăn suốt 10 năm qua. Vì chứng rối loạn ăn uống này đã gây ra chứng tụ máu, phù nề, đau tim, suy giảm chức năng thận và gan nên Rachael phải truyền máu nhiều lần.
Hiện tại bệnh của Rachael Farrokh càng trở nên nguy kịch, sức khoẻ giảm rõ rệt, hơi thở cũng yếu đi. Các bệnh viện địa phương đã từ chối tiếp tục điều trị cho cô vì không còn hy vọng.
Chồng cô, Ron Edmondson đã bỏ công việc của mình để dành toàn thời gian chăm sóc Rachael.
Anh chia sẻ rằng vợ anh cần được điều trị đặc biệt và hiện chỉ có duy nhất một bệnh viện ở Mỹ chuyên chữa trị cho người mắc bệnh này bởi nó rất khó xử lý.
Anh Ron Edmondson đã bỏ công việc của mình để dành toàn thời gian chăm sóc vợ
2. Quảng Nam: Thiếu thuốc điều trị cho bệnh nhân
Bác sĩ Phạm Văn Vân, Trưởng phòng khám bệnh Trung tâm Y tế huyện Tiên Phước cho biết, tình trạng thiếu thuốc điều trị cho bệnh nhân đã diễn ra gần ba tháng nay.
Một toa thuốc kê 4-5 loại mà trung tâm chỉ có 1-2 loại, số còn lại bệnh nhân phải mua ở ngoài. “Việc này không chỉ khiến bệnh nhân bức xúc, bác sĩ cũng cảm thấy khó chịu. Nhiều lúc bệnh viện phải tạo điều kiện để bệnh nhân chuyển viện lên tuyến trên điều trị”, bác sĩ Vân cho biết.
Theo bác sĩ Trần Văn Dũng - Phó giám đốc Trung tâm Y tế huyện Tiên Phước, nguyên nhân thiếu thuốc là do việc đấu thầu thuốc của Sở Y tế Quảng Nam chậm.
Ngoài ra, một nguyên nhân khác là các công ty Dược trúng thầu cho hay, thuốc chưa về kịp nên chưa thể cung cấp cho Trung tâm. Trong khi đó, ông Nguyễn Văn Hai, Giám đốc Sở Y tế Quảng Nam cho biết thêm, việc đấu thầu thuốc đã có kết quả, tuy nhiên các công ty cung ứng thuốc này ở xa nên dẫn đến việc chậm trễ.
3. Brazil thả muỗi biến đổi gen để ngăn chặn sốt xuất huyết
Ngay trong đầu năm 2015, dịch sốt xuất huyết tại Brazil đã bùng phát trên khắp các tỉnh thành với hơn 460.000 ca nhiễm bệnh khiến hơn 130 người thiệt mạng. Theo đánh giá của giới chuyên môn, nguyên nhân chủ yếu là do thời tiết ẩm ướt khiến muỗi phát triển mạnh.
<_o3a_p>
Trước tình hình trên, các nhà khoa học tại Brazil đã thả hơn 100.000 con muỗi đã được biến đổi gen vào môi trường ở Piracicaba - một trong những thành phố ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch sốt xuất huyết ở bang Sao Paulo, Brazil.
Muỗi biến đổi gen đã được thả ra môi trường để ngăn chặn dịch sốt xuất huyết
Theo hãng sáng chế Oxitec, việc đưa những con muỗi đực biến đổi gen vào môi trường sẽ tạo ra những con muỗi khuyết tật ở các thế hệ tiếp theo. Phương pháp này được chứng minh có tác dụng giảm 90% số muỗi trong khu vực, qua đó giảm thiểu số bệnh nhân mắc bệnh sốt xuất huyết trong thời gian tới.<_o3a_p>
Theo kế hoạch, Oxitec sẽ đưa vào môi trường hơn 800.000 con muỗi biến đổi gen mỗi tuần trong 10 tháng tiếp theo.<_o3a_p>
<_o3a_p>
4. Cảnh báo nguy cơ đột quỵ khi nhiệt độ tăng
Vào mùa hè, đặc biệt người cao tuổi cần cẩn trọng khi đột nhiên thấy đau đầu, chóng mặt, chân tay tê bì, toát mồ hôi lạnh… Những biểu hiện này rất có thể là triệu chứng cảnh báo khả năng phát sinh đột quỵ.
Dù mới đầu hè nhưng những ngày vừa qua nhiệt độ ở các vùng trong cả nước liên tục lên cao 35 -36 độ C. Đặc biệt ở các thành phố lớn với mật độ giao thông cao và hiệu ứng nhà kính thì nhiệt độ thực tế có thể lên tới 38 độ C. Tại các bệnh viện số người cao tuổi phải nhập viện tăng cao do các bệnh liên quan đến thời tiết, đặc biệt là đột quỵ.
Theo các chuyên gia, để ngăn ngừa nguy cơ đột quỵ vào mùa hè chúng ta cần uống nhiều nước, mặc quần áo phù hợp, tránh ra ngoài khi nắng gắt. Đặc biệt, chúng ta nên có một chế độ phòng ngừa sự hình thành cục máu đông từ khi nó chưa hình thành hoặc chưa nghiêm trọng dẫn đến biến chứng tai biến.
5. Dự đoán nguy cơ đột quỵ, đau tim và tử vong bằng sức mạnh kẹp tay
Một nghiên cứu mới đây được công bố trên tạp chí y khoa The Lancet (Mỹ) cho biết, sức mạnh kẹp tay suy yếu có thể dẫn đến nguy cơ đột quỵ, đau tim và tử vong do bệnh tim mạch hoặc không phải bệnh tim mạch.
Theo đó, các nhà khoa học thuộc Viện nghiên cứu sức khỏe dân số (PHRI), liên kết với cơ quan Hamilton Health Sciences và trường Đại học McMaster (Canada) đã tiến hành phân tích dữ liệu qua 4 năm đối với 139,691 tình nguyện viên từ 35 - 70 tuổi thuộc dự án nghiên cứu Dịch tễ học Đô thị - Nông thôn tương lai (PURE).
Đo sức mạnh của lực kẹp tay là một bài kiểm tra dễ dàng và không tốn kém để đánh giá nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch ở mỗi cá nhân.
Các tình nguyện viên đến từ 17 quốc gia có thu nhập thấp và cao, trong đó bao gồm cả Canada, Thụy Điển, Ấn Độ, Nam Phi và Ba Lan. Họ được đo chỉ số lực bóp của cơ tay bằng lực kế cầm tay.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, cứ mỗi 5 kg lực kẹp tay suy giảm thì số lượng các tình nguyện viên có nguy cơ tử vong do nhiều nguyên nhân là 16%, nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch là 17% và nguy cơ tử vong không phải do bệnh tim mạch là 17%.