Bản tin 115 ngày 2/6: Bộ Y tế họp khẩn bàn giải pháp phòng chống dịch MERS-CoV

Hà Linh(TH)| 02/06/2015 22:01
Theo dõi Báo điện tử Công lý trên

Quảng Ngãi: Kinh hoàng giòi sống trong tai trẻ sơ sinh; Xuất hiện ca nhiễm liên cầu lợn ở người tại Hà Nội; Hai người hôn mê vì say nắng...

1. Bộ Y tế họp khẩn bàn giải pháp phòng chống dịch MERS-CoV

Trước tình hình dịch bệnh do nhiễm MERS-CoV trên thế giới phức tạp, sáng 2/6, Bộ Y tế vừa có cuộc họp khẩn cấp với đại diện Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (FAO), Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) tìm biện pháp ứng phó.

Bản tin 115 ngày 2/6: Bộ Y tế họp khẩn bàn giải pháp phòng chống dịch MERS-CoV

Bộ Y tế họp khẩn cấp với đại diện Tổ chức Y tế Thế giới

Cuộc họp do của PGS.TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Chánh Văn phòng Đáp ứng dịch bệnh (EOC) - Bộ Y tế chủ trì.

Rút kinh nghiệm từ các trường hợp nhiễm MERS-COV tại Hàn Quốc, PGS.TS Trần Đắc Phu Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Chánh Văn phòng  EOC cho biết, Bộ Y tế sẽ tập trung giám sát chặt chẽ các hành khách nhập cảng tại cửa khẩu quốc tế tại Hà Nội và Hồ Chí Minh.

Quảng Ngãi: Kinh hoàng giòi sống trong tai trẻ sơ sinh

Đó là trường hợp của con gái anh Phạm Duy Thể (Quảng Ngãi), sau khi xuất viện, anh đã phát hiện trong lỗ tai bé có giòi.

Bé chào đời ngày 21/5 tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ngãi. Sau đó tiếp tục nằm lồng kính 3 ngày trước khi làm thủ tục xuất viện. Ngày 25/5, anh Thể phát hiện trong tai bé có máu bầm, mặc dù đã hỏi bác sĩ, tuy nhiên, bác sĩ khám trực tiếp khẳng định rằng, sức khỏe bé đã ổn và cho hai mẹ con xuất viện.

Bản tin 115 ngày 2/6: Bộ Y tế họp khẩn bàn giải pháp phòng chống dịch MERS-CoV

Con gái một tuần tuổi của vợ chồng anh Thể

Ngày 26/5, Anh Thể thấy một tai bé có dấu hiệu rỉ máu tươi nên đã đưa con đi khám, bác sĩ chẩn đoán bé bị viêm tai giữa và kê thuốc uống.

Ngày 27/5, theo lời anh Thể, cháu bé khóc dữ dội không nín, vợ chồng anh dùng đèn pin kiểm tra tai thì tá hỏa phát hiện ra có giòi sống bên trong. Tới 1/6, bé được nhập viện đa khoa Đà Nẵng để tiếp tục điều trị.

Đây là một trong những ca hiếm gặp. Theo các chuyên gia Y tế, nguyên nhân có thể do ruồi đẻ trứng.

Xuất hiện ca nhiễm liên cầu lợn ở người tại Hà Nội  

Mới đây Sở Y tế Hà Nội thông báo về ca mắc liên cầu lợn đầu tiên được phát hiện trong năm nay trên địa bàn thành phố, là ca bệnh tại P.Vĩnh Hưng, Q.Hoàng Mai.

Vi khuẩn này thường cư trú ở đường hô hấp trên, đặc biệt là xoang mũi, tai, hầu họng lợn. Vi khuẩn từ lợn lây sang người qua vết trầy xước trên da trong quá trình chế biến, giết mổ; do ăn tiết canh, ăn thịt lợn nhiễm vi khuẩn chưa được nấu chín. Lợn có thể mang vi khuẩn này nhưng không có biểu hiện bện, nên người tiêu dùng chủ quan không phòng chống lây nhiễm. Bệnh gây xuất huyết từng mảng lớn thâm tím trên da; bệnh nhân có thể bị cắt chi do hoại tử mạch máu, thậm chí, tử vong do nhiễm trùng huyết, suy đa tạng. Bệnh có triệu chứng sốt cao (39 - 40 độ C), lạnh run, đi tiêu nhiều, phân lỏng, đau đầu, buồn nôn.

9 giờ phẫu thuật lấy ngón chân ghép thay ngón tay

Bệnh nhân là công nhân tại Củ Chi, bị tai nạn lao động khi sử dụng máy dập. Nam thanh niên nhập viện trong tình trạng mất máu nhiều, bàn tay dập nát không thể giữ lại hay nối ghép vi phẫu. Để tránh tình trạng nhiễm trùng, nhiễm độc cho bệnh nhân, các bác sĩ tại Bệnh viện Nhân dân 115 tiến hành mổ cấp cứu tháo một phần bàn tay. Bác sĩ Vũ Minh Đức, Khoa Chấn thương Chỉnh hình cho biết Sau 2 tháng, khi vạt da ổn định các bác sĩ chuyển ghép một ngón chân lên làm ngón tay cái.

Bản tin 115 ngày 2/6: Bộ Y tế họp khẩn bàn giải pháp phòng chống dịch MERS-CoV

Bàn chân bệnh nhân sau khi lấy bớt 1 ngón. Ảnh: VnEpess

Sau mổ 5 tuần, ngón chân bệnh nhân sống tốt với vai trò mới. Đây là phương pháp chuyên sâu đã được bác sĩ Võ Văn Châu là người đầu tiên thực hiện tại Việt Nam năm 1995 tại Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình TP HCM. Đây là lần đầu tiên Bệnh viện Nhân dân 115 thực hiện thành công kỹ thuật vi phẫu phức tạp này, mở thêm hy vọng cho những bệnh nhân có mong muốn tái tạo lại các ngón tay sau tai nạn.

Hai người hôn mê vì say nắng  

Khoa Cấp cứu, BV Bạch Mai cho biết, khoa vừa tiếp nhận hai ca bệnh bị biến chứng tổn thương não nặng do say nắng.

ThS.BS Lương Quốc Chính, khoa Cấp cứu (BV Bạch Mai) cho biết, bệnh nhân (BN) Lê Ngọc H. (nam, 47 tuổi, quê ở Phú Yên) được chuyển lên cấp cứu ở BV Bạch Mai ngày 30/5/2015. Trước đó khoảng 15 giờ ngày 30/5/2015 (lúc nắng gắt nhất), khi đang đứng đóng gói bao thóc ngoài đồng, BN đột ngột rối loạn tâm thần, nói nhảm, sau đó vài chục phút thì hôn mê. BN được đưa vào BVĐK tỉnh Ninh Bình cấp cứu trong tình trạng sốt cao, đỏ da toàn thân, hôn mê sâu

Khoảng 11 giờ trưa cùng ngày, một trường hợp khác là bà Tạ Thị Vân H. (88 tuổi, sống ở Hai Bà Trưng, Hà Nội) trong khi đang đi chợ thì đột ngột xuất hiện mất ý thức, được người dân xung quanh sơ cứu và gọi cấp cứu 115 đưa vào khoa cấp cứu BV Hữu Nghị Việt Xô. Tại đây, bệnh nhân hôn mê, co giật, đỏ da toàn thân, sốt cao 40oC.

Đọc tiếp
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Bản tin 115 ngày 2/6: Bộ Y tế họp khẩn bàn giải pháp phòng chống dịch MERS-CoV