Ba nước EU đã bắt đầu một quá trình buộc tội Iran không tuân thủ các điều khoản của Thỏa thuận hạt nhân JCPOA năm 2015 nhằm cắt giảm chương trình hạt nhân của họ.
Anh, Pháp và Đức khẳng định họ vẫn thực hiện cam kết đúng với thỏa thuận cho dù Mỹ đã rút khỏi thỏa thuận vào năm 2018 và bắt đầu đưa ra một quá trình buộc tội Iran không tuân thủ các điều khoản của Thỏa thuận hạt nhân JCPOA năm 2015 nhằm cắt giảm chương trình hạt nhân của họ, một động thái làm dấy lên sự tức giận và đe dọa từ Tehran vào thời điểm căng thẳng gia tăng.
Anh, Pháp, Đức đã quyết định bắt đầu quá trình tranh chấp vì cho rằng Iran đã nhiều lần vi phạm thỏa thuận
Cơ chế tranh chấp quy định trong Kế hoạch hành động toàn diện chung (JCPOA) được bắt đầu nhằm chính thức cáo buộc Iran vi phạm những điều khoản của thỏa thuận này - động thái mở đường cho việc tái áp đặt trừng phạt Liên hợp quốc với quốc gia Trung Đông.
Nhưng ngay cả khi tuyên bố của họ được đưa ra, Thủ tướng Anh, ông Boris Johnson cho biết ông vẫn trông chờ một thỏa thuận toàn diện được đàm phán với Tổng thống Mỹ Donald Trump thay vì Thỏa thuận JCPOA năm 2015.
Căn cứ cơ chế tranh chấp, phía Liên minh châu Âu (EU) cần gửi thông báo đến các bên ký thỏa thuận khác là Nga, Trung Quốc, Iran. Có 15 ngày giải quyết bất đồng, sau đó nếu không gia hạn thì trừng phạt Liên hợp quốc sẽ được khôi phục.
Quyết định bắt đầu quá trình gọi là cơ chế tranh chấp được đưa ra khi căng thẳng tăng vọt giữa phương Tây và Iran sau vụ giết chết chỉ huy hàng đầu Qasem Soleimani trong một cuộc tấn công của Mỹ, và sự thừa nhận của Tehran đã vô tình bắn hạ một máy bay chở khách Ukraine.
Các Bộ trưởng Ngoại giao của ba quốc gia châu Âu cho biết Iran đã dần dần thu hẹp các cam kết của mình theo thỏa thuận kể từ tháng Năm năm ngoái. "Do đó, chúng tôi không còn lựa chọn nào khác, ngoài việc đưa các hành động của Iran vào quá trình tranh chấp”, tuyên bố của họ cho biết.
“Chúng tôi không chấp nhận lập luận Iran có quyền giảm tuân thủ JCPOA. Anh, Pháp, Đức không tham gia chiến dịch gây sức ép tối đa lên Iran mà chúng tôi hy vọng họ tuân thủ đầy đủ trở lại”, ba cường quốc châu Âu đưa ra tuyên bố chung ngày 14/1.
Ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarif chỉ trích động thái trên: “Sử dụng cơ chế tranh chấp thật vô căn cứ về pháp lý và là sai lầm chiến lược về chính trị”. Còn Bộ Ngoại giao Nga lưu ý làm vậy ảnh hưởng đến khả năng tái tuân thủ JCPOA.
Trong khi đó, đặc phái viên vấn đề Iran của Mỹ - Brian Hook khẳng định sẽ cùng Anh, Pháp, Đức cô lập chính quyền Tehran trên mặt trận ngoại giao. Trong khi đó Israel - đồng minh Mỹ tại Trung Đông đồng thời là đối thủ lớn của Iran - kêu gọi phương Tây nhanh chóng khôi phục lệnh trừng phạt Liên hợp quốc.
Iran vào năm 2015 ký kết JCPOA với Mỹ, Nga, Trung Quốc, Anh, Pháp, Đức. Theo đó nếu từ bỏ tham vọng phát triển vũ khí hạt nhân thì quốc gia Trung Đông này đổi lại được quốc tế dỡ bỏ trừng phạt tài chính - kinh tế. Năm 2018, Mỹ rút khỏi thỏa thuận và áp đặt các lệnh trừng phạt lên Iran. Trong năm 2019, chính quyền Tehran lần lượt ngừng thực hiện một số cam kết hòng gây sức ép buộc châu Âu giúp họ vượt qua trừng phạt Mỹ. Đến ngày 6/1 mới đây, Tổng thống Hassan Rouhani tuyên bố chấm dứt tuân thủ JCPOA như biện pháp đáp trả vụ sát hại tướng Qasem Soleimani.