Bà lang giúp người mắc bệnh hiểm nghèo “cải tử hoàn sinh”

Thế Tâm| 14/09/2014 14:54
Theo dõi Báo điện tử Công lý trên

Sinh ra trong một gia đình có nhiều đời hành nghề y, bà Tiến được các thế hệ đi trước truyền bài thuốc có thể chữa khỏi nhiều bệnh hiểm nghèo như ung thư phổi, viêm phổi, xơ gan cổ trướng...

Mặc dù không khẳng định chữa khỏi 100% các căn bệnh, nhưng bà Tiến khẳng định bài thuốc của mình từng chữa khỏi cho nhiều người mắc bệnh hiểm nghèo bị bệnh viện trả về.

Truyền nhân đời thứ 8 sở hữu bài thuốc giúp “cải tử hoàn sinh”

Nhiều năm nay, người dân khắp tỉnh Hòa Bình đều biết tiếng tài chữa bệnh “thần kỳ” của bà Bùi Thị Tiến (ngụ xóm Lồ, xã Phong Phú, huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình). Nhắc đến bà, người dân ở đây xem bà như là một “thần y” có biệt tài “cải tử hoàn sinh” cho người mắc bệnh hiểm nghèo. Nhiều người cho biết sở dĩ bà Tiến có thể làm được đều “không tưởng” đó là do sở hữu bài thuốc gia truyền 8 đời có công dụng chữa bệnh vô cùng hiệu quả.

Bà lang giúp người mắc bệnh hiểm nghèo “cải tử hoàn sinh”

Cây xạ đen, một cây thuốc nằm trong bài thuốc chữa bệnh của bà lang Tiến

Chúng tôi đã tìm đến xóm Lồ để gặp bà Tiến. Xung quanh nhà bà chất đống những cây thuốc và la liệt những nong, nia dùng để phơi thuốc Nam. Đón chúng tôi với nụ cười rạng rỡ, khi nghe chúng tôi đề cập đến hai tiếng “thần y”, bà Tiến chia sẻ: “Tôi bước chân vào nghề y không phải muốn mình được người khác gọi là “thần y”. Tôi muốn mình chỉ là một bà lang chữa bệnh, cứu người, đem niềm vui đến cho người khác. Nghe từ “thần y”, tôi cứ thấy dị ứng thế nào ấy”. Trong gian nhà khách đơn sơ, bà Tiến cho biết: “Gia đình tôi gắn bó với nghề bốc thuốc cứu người tính đến nay là tròn 8 đời. Tôi chính là đời thứ 8 đang ngày ngày làm công việc này”.

Kể về cơ duyên trở thành truyền nhân đời thứ 8 của gia đình theo nghề thuốc, bà Tiến bật mí: “Gia đình tôi có một nguyên tắc chọn người kế nghiệp rất công phu. Người kế nghiệp không kể con dâu, con trai, người trẻ hay già... Thầy lang sẽ chọn ra 10 người trong dòng họ mà thầy ưng ý nhất, đó là những người có nhiều tố chất như thông minh, nhanh nhạy, ham học hỏi và đặc biệt là phải biết tôn trọng, thương người. Khi được chọn, những người này sẽ được thầy gọi tập trung để dự một khóa học trong vòng 3 ngày. Mỗi ngày, thầy sẽ dạy 2 - 3 bài thuốc, sau đó 10 người này phải tự lên rừng tìm đủ mọi loại cây thuốc mà thầy đã dạy. Nếu ai tìm đúng, đủ và thông thạo cách trộn thuốc thì sẽ là người kế nghiệp thầy lang”. Người này sẽ được thầy tiếp tục truyền dạy cho những kinh nghiệm bốc thuốc, kinh nghiệm đi rừng, vị trí phân bố của từng loại cây thuốc.
Thậm chí, thầy lang còn dạy cả đạo đức người bốc thuốc là phải nhiệt tình với bà con, không được thấy người ta nghèo mà chê, chữa bệnh không nhiệt tình, thấy giàu mà tham... “Sau cuộc thi này, tôi được chọn làm người kế nghiệp thầy lang của dòng họ. Tuy nhiên, tôi phải mất thêm 10 năm nữa để tiếp tục học hỏi và nhớ được hàng trăm cây thuốc cũng như cách trộn, pha chế các loại cây thuốc với nhau để có tác dụng chữa bệnh tốt nhất”, bà Tiến chia sẻ.

Sở hữu bài thuốc “cải tử hoàn sinh”

Khi nghe chúng tôi đề nghị chia sẻ về bài thuốc “cải tử hoàn sinh” nổi tiếng của dòng họ, bà Tiến liền nói ngay: “Trải qua nhiều năm chữa bệnh, tôi không dám khẳng định bài thuốc của mình chữa khỏi cho 100% các bệnh viêm phổi, ung thư phổi, hạch và xơ gan vì tôi không theo dõi hết được tất cả các bệnh nhân. Tuy nhiên, những người tìm đến với tôi đều là những người mắc bệnh hiểm nghèo, có người đang nằm chờ chết bị bệnh viện trả về. Tôi trực tiếp bốc thuốc chữa bệnh cho họ và thấy khỏi bệnh, có người sống thêm cả chục năm không thấy bệnh tái phát".

Hé lộ về bí quyết của bài thuốc quý này, bà Tiến cho biết: “Đây là bài thuốc được cụ tổ của gia đình chúng tôi sáng tạo ra. Trải qua nhiều đời, nhiều thế hệ, bài thuốc ngày một được hoàn thiện và phát huy công dụng chữa bệnh đặc biệt của nó. Bí quyết của bài thuốc này nằm trong các cây thuốc Nam. Có một số loại cây thuốc không thể thiếu trong trị bệnh hiểm nghèo, từ ung thư phổi cho đến xơ gan là cây xạ đen, cây tóp tép, lá quýt đốm núi đá, lá ngón (đây là loại lá ngón lành chứ không phải lá ngón độc), củ chuối...". 

Cũng theo bà Tiến thì những loại thảo dược chữa bệnh hiểm nghèo giờ đang bị tận diệt, đặc biệt là cây xạ đen. Nếu cứ đà này thì vài năm tới bà sẽ không biết tìm đâu ra cây thuốc để mà chữa bệnh cho dân làng nữa. "Thời gian gần đây, các cây thuốc ở khu vực Hòa Bình đã bị cạn kiệt, khi có người đến nhờ chữa bệnh tôi phải đi nhờ người dân ở các tỉnh xa đi lấy thuốc rồi mua lại của họ với giá 500 ngàn đồng cho 10kg xạ đen, những loại khác thì 100 – 20 ngàn đồng mỗi 10kg", bà Tiến cho biết.

Chỉ tay về góc nhà, bà Tiến bảo không nhớ hết tên những cây thuốc vì có quá nhiều nhưng kiểu dáng và mùi vị của nó thì bà có thể phân biệt được hết. Ví dụ bệnh phổi phải lấy những loại cây nào, hạch, gan phải lấy những loại cây nào thì bà đều nhớ rất rõ. Bà bảo: "Kinh nghiệm này có được là do thường xuyên bốc thuốc nên nhớ và thành quen”.

Từ cõi chết trở về

Kể về những ca bệnh đặc biệt của mình, bà Tiến cho biết: “Đến bây giờ, tôi đã chữa khỏi cho hàng ngàn người bệnh từ trong tỉnh và ngoài tỉnh. Mỗi người bệnh đến chữa bệnh đều có những điểm vô cùng đặc biệt. Tuy nhiên, lần điều trị cho một người đàn ông hàng xóm là khiến tôi ấn tượng nhất. Khi tìm đến chỗ tôi, người hàng xóm cho biết, thời gian qua, ông bị đau gan, bụng trướng lên như người chửa sắp đẻ, thấy vậy gia đình đưa ông đi bệnh viện khám. Các bác sĩ kết luận ông bị xơ gan giai đoạn cuối. Cách cầm cự duy nhất là đi bệnh viện hút dịch trong bụng ra rồi chờ ngày... chết”. Bà Tiến cho biết thêm: “Ngoài ra, ông còn bị hạch, khắp người nổi những cục hạch to như cái chén uống ước, hạch mọc ở khuỷu tay, nách, cổ, háng. Những cái u này ngày càng phát triển to ra. Sau khi đi bệnh viện về được gần một tháng thì bụng ông trướng lên như bà chửa, người mệt rã rời, không ăn uống được gì.Thời điểm đó, vợ ông này đến nhờ tôi bốc thuốc. Uống thuốc liên tục khoảng một tuần thì ông ấy đỡ đau gan và bụng không căng thêm nữa”.

“Tiếp đó, ông dùng thuốc đến hết tháng thứ 2 thì bụng xẹp dần và ăn được cơm, nhưng người vẫn mệt mỏi. Đến tháng thứ 3 thì bụng ông xẹp hẳn, các cơn đau giảm dần. Đến nay qua 5 tháng dùng thuốc ông không còn đau bụng nữa. Còn bệnh hạch thì sau khi đắp thuốc khoảng 2 tháng các hạch bị thối ra và chuyển thành dạng mủ. Mỗi một nhọt sau khi vỡ chảy mủ đến cả tháng rồi mới khỏi hẳn. Đến nay trên người chỉ còn một cái hạch vừa mới vỡ ra, chắc khoảng một tháng nữa thì sẽ lành hẳn", bà Tiến nhớ lại.

Bà Tiến bộc bạch: "Ngày xưa, trong làng ngoài xóm có ai đau ốm đến kêu cứu thì các cụ trong gia đình tôi lại ra tay lấy thuốc cứu người. Hầu như sau khi chữa xong, các cụ đều từ chối nhận tiền công”. Chính vì truyền thống tốt đẹp đó của gia đình, bà Tiến rất nhiều lần chữa bệnh miễn phí cho những người bệnh có hoàn cảnh kinh tế khó khăn. Bà Tiến chia sẻ: “Nếu làm giàu bằng nghề bốc thuốc này thì tôi không làm. Từ khi được chọn là người kế nghiệp, tôi đã tự nhủ là cả đời mình chỉ “hành thiện cứu đời””.

Hành nghề thuốc gần 30 năm

Trao đổi với chúng tôi, ông Bùi Văn Bình, Chủ tịch UBND xã Phong Phú cho biết: "Bà Tiến đã bốc thuốc chữa bệnh gần 30 năm nay. Hằng ngày vẫn có người từ khắp nơi trong và ngoài huyện đến nhà bà xin thuốc. Thời gian qua, mỗi khi có người bệnh đến chữa mà gặp khó khăn về kinh tế đều được bà Tiến giúp đỡ nhiệt tình".

 

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Bà lang giúp người mắc bệnh hiểm nghèo “cải tử hoàn sinh”