Sau khi “Fantastic Four” thất bại thảm hại chỉ sau vài ngày ra rạp, đạo diễn Josh Trank của siêu phẩm lên tiếng chối bỏ “đứa con đẻ” của mình và đổ lỗi cho Hãng làm phim Fox, thì đã có tới 5 vị đạo diễn cũng rơi vào hoàn cảnh tương tự.
Khi “Fantastic Four- Bộ tứ siêu đẳng” gây thất vọng lớn ở tuần công chiếu đầu tiên vì doanh thu thấp và bị giới phê bình chỉ trích, đạo diễn Josh Trank đã phải lên tiếng trước áp lực từ dư luận. Vị đạo diễn này đã cho rằng, ông không chịu trách nhiệm về những lời phê bình gay gắt dành cho bộ phim trong thời gian qua vì nhà sản xuất Fox tự ý "cắt gọt" phim của ông. Ở bản dựng cuối cùng, Fox đã chỉnh sửa và cắt gọt quá nhiều cảnh phim mà ông đã thực hiện trước đó.
Trên trang cá nhân, Josh Trank viết: "Cách đây một năm, tôi đã thực hiện một bộ phim tuyệt vời. Đáng ra, nó sẽ nhận được những đánh giá tích cực. Nhưng có thể bạn sẽ chẳng bao giờ được xem bộ phim ấy. Đó là sự thật". Khi nhiều người vào phản bác ý kiến, Josh Trank nhanh chóng xóa bỏ.
Josh Trank không phải là đạo diễn đầu tiên thấy nhục nhã vì một sản phẩm không như ý. Trước anh, có 5 đạo diễn từng bày tỏ suy nghĩ tương tự.
Tony Kaye
Tony Kaye, đạo diễn của bom tấn “American History X” (1998) cũng từng “đụng độ” gay gắt với New Line Cinema, nhà sản xuất bộ phim này” và Edward Norton, diễn viên chính trong phim sau khi bộ phim của ông bị chỉ trích, phê bình.
Trong cuộc phỏng vấn với EW năm 1998, Kaye đã gọi Norton là “nam tài tử kém tài và chính Norton là nguyên nhân khiến bộ phim American History X bị thất bại. Khi tôi gặp Edward,tôi đã nói với anh ấy là anh không hợp với vai diễn này, nhưng anh ta tìm mọi cách để có được nó. Anh ta là một người độc đoán và ngang ngược giống như một đứa trẻ to xác”. Mối quan hệ của Tony Kaye và Edward Norton căng thẳng đến nỗi họ đã cãi nhau gay gắt tại phòng biên tập. Sau khi bộ phim hoàn thành, Kaye đã cố gắng gạt tên của mình ra khỏi danh sách thực hiện.
Tuy nhiên, vào năm 2002, Kaye đã nhận lỗi trên tờ The Guardian, ông cho biết: “Tôi đánh giá cao những nỗ lực của Edward. Tôi đã vội vàng đưa ra kết luận về Edward bởi sự chưa trưởng thành và ngu dốt trong suy nghĩ của mình. Nhưng tôi có tình yêu và nó giúp cho Edward có được vai diễn hay nhất trong sự nghiệp của mình, và được để cử Oscar”.
Vai diễn trong “AmericanHistory X” trở thành bàn đạp giúp Edward nhận được nhiều vai diễn lớn khác trong thập niên 90. Anh chàng cũng nhận được đề cử diễn viên chính xuất sắc nhất tại Oscar năm 2012.
Joel Schumacher
Mặc dù quy tụ những tên tuổi hàng đầu Hollywood, nhưng “Batman & Robin” (1997) của đạo diễn Joel Schumacher lại bị khán giả coi là bộ phim siêu anh hùng tệ nhất mọi thời đại đến nỗi họ chẳng quan tâm đến doanh thu mà bộ phim này mang lại.
Chính đạo diễn Joel Schumacher đã lên tiếng nhận về mình mọi trách nhiệm sau khi bộ phim bị chê tơi tả. "Tôi chịu trách nhiệm về tất cả mọi thứ. Đó không phải là một phim yêu thích mà tôi đã từng làm, nhưng tôi tự hào về dàn diễn viên của tôi và tự hào về tất cả những diễn viên đã làm việc để bộ phim có thể ra mắt công chúng. Tôi chịu trách nhiệm hoàn toàn về sự thất bại của Batman & Robin", Joel đã thẳng thắn chia sẻ trong một cuộc phỏng vấn với IFC vào năm 2011.
Sam Raimi
“Spide- Man 3” (năm 2007) của đạo diễn Sam Raimi là bộ phim có mức kinh phí đầu tư cao nhất trong các bộ phim về Người nhện với con số 258 triệu USD. Mặc dù vậy, siêu bom tấn này cũng từng “nếm mùi” thất bại. Sam Raimi cũng đã không ngần ngại khi nhận trách nhiệm về mình.
Trong một cuộc phỏng vấn với báo giới, Sam Raimi nói: “Đó là một bộ phim chưa được hoàn hảo. Tôi đã nỗ lực để hoàn thành nó. Nhưng tôi đã không thực sự tin tưởng các nhân vật của mình, vì thế tôi đã giấu được những khán giả yêu mến Spider - Man. Tôi cho rằng, nếu như đạo diễn nào mà không yêu nhân vật của mình thì chắc chắn khi ra đời, nó sẽ không được đón nhận”.
Alan Taylor
“Thor: The Dark World” (năm 2013) (tạm dịch là Thor-Thế giới bóng đêm) từng tạo ra cơn sốt ngắn ngủi trong tuần đầu tiên sau khi ra rạp vào năm 2013. Tuy nhiên, chỉ ngay sau đó, siêu phẩm này cũng vấp phải những ý kiến trái chiều xung quanh nội dung và dàn diễn viên trong phim, trong đó bộ phim có nhiều lỗ hổng khiến giới phê bình và công chúng cảm thấy tiếc nuối.
Trước những luồng dư luận trái chiều, Alan Taylor, đạo diễn của siêu phẩm đã chia sẻ với giới truyền thông vào đầu năm nay, rằng “Tôi sẽ không bao giờ lặp lại những lỗ hổng như thế trong phim của mình một lần nào nữa. Tôi sẽ không để sự phóng tác khi quay làm cho bộ phim của mình thành bộ phim của người khác như thế. Chính ví thế, tôi đã có một trải nghiệm đau đớn với Marvel”.
Taylor cho biết, ông sẽ không trở lại trong phần mới mang tên “Thor: Ragnarok” sẽ ra mắt khán giả vào năm 2017.
Michael Bay
“Transformers: Revenge of the Fallen” đã được đưa vào sản xuất mặc dù kịch bản chưa hoàn thành do cuộc đình công của các biên kịch ở Hollywood vào năm 2007 và năm 2008 . Đó là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của siêu phẩm này khi ra rạp và cũng là vấn đề mà đạo diễn Micharl Bay phải đối mặt.
Bay đã chia sẻ: “Chúng tôi đã mắc lỗi. Bộ phim đã bị lãng quên. Khi tôi nhìn lại, nó giống như một đống rác vậy. Thật là kinh khủng khi phải làm phim với một kịch bản được viết trong 3 tuần”.