Tin vui cho ngành vàng Việt Nam

congly.com.vn| 13/04/2012 11:06
Theo dõi Báo điện tử Công lý trên

Sau gần 10 năm nghiên cứu công nghệ và áp dụng thực tiễn, các kỹ sư của Công ty CP Khoáng sản Việt Nam đã áp dụng thành công công nghệ thu hồi vàng bằng phương pháp hữu cơ cho những loại quặng vàng khó thu hồi...

Trong hơn một thế kỷ qua cho đến nay, thế giới và Việt Nam thu hồi vàng bằng phương pháp syanid. Phương pháp này tuy rất độc hại nhưng cũng có hiệu quả đối với các loại quặng dễ chế biến. Còn những loại quặng khó thu hồi thì phương pháp trên không thực hiện được. Vì vậy, nhiều nước đã tập trung nghiên cứu tìm tòi những công nghệ mới để giải quyết những vướng mắc nêu trên. Những phát minh đó áp dụng chưa có hiệu quả tại Việt Nam.


Sau gần 10 năm nghiên cứu công nghệ và áp dụng thực tiễn, các kỹ sư của Công ty CP Khoáng sản Việt Nam đã áp dụng thành công công nghệ thu hồi vàng bằng phương pháp hữu cơ cho những loại quặng vàng khó thu hồi. Ngoài vàng tự sinh, vàng xâm nhiễm mịn, vàng sunfua, quặng vàng đã bị oxy hóa còn có một loại vàng có cấu trúc đồng hình với tinh thể Vonfram, đồng, chì, thiếc… không nằm ở dạng kim loại mà tồn tại dưới dạng ion. Vì vậy, việc tách chúng ra khỏi các nguyên tố trên là phải phá vỡ được cấu trúc tinh thể mới thu hồi được. Để phá vỡ được cấu trúc tinh thể, phải ủ với chất oxy hóa ở nhiệt độ thích hợp có hóa trị 5+ trong môi trường axit hoặc môi trường kiềm với độ PH thích hợp. Sau khi phá vỡ được cấu trúc tinh thể giữa vàng với các nguyên tố khác, vàng được hòa tan nằm dưới dạng ion. Để gia tăng quá trình oxy hóa, cần cho thêm chất kích hoạt để tăng tốc độ phản ứng.


Quá trình công nghệ “ủ” nhằm tạo ra dung dịch vàng ion (Au 3+) . Do vàng ion tan trong nước nên ngoài kẽm có thể dùng các chất khử thông thường để thu hồi vàng. Phương pháp trên có ưu điểm: Thời gian thực hiện từ 24h đến 36h, bằng 1/3 thời gian so với phương pháp syanid, ít ảnh hưởng đến môi trường và con người.


Nếu vàng nằm trong quặng không phải là vàng “ion” cho thêm chất hữu cơ Cs(NH2)2 để tạo phức. Với sự có mặt của chất oxy hóa ban đầu đã tạo ra hợp chất hữu cơ: Formami Dire Disunfide. NH2 (NH) CSSC NH2 làm cho vàng tan dễ dàng.


Tốc độ vàng tan nhanh hay chậm còn phụ thuộc: Độ PH môi trường; nồng độ Thyore; nồng độ chất oxy hóa và ổn định sức điện động của dung dịch bằng chất đệm.


Phương pháp trên được áp dụng sẽ mở ra một trang mới cho ngành vàng Việt Nam.


Nguyễn Lý Thắng

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Tin vui cho ngành vàng Việt Nam