Xung quanh Đề án đổi mới chương trình và sách giáo khoa: May quá, không “đảo ngói”!

Bảo Dân| 23/04/2014 10:57
Theo dõi Báo điện tử Công lý trên

Dù vậy, gốc rễ của vấn đề đã rõ ràng. Trong khi chuẩn bị viết chương trình chưa ra đâu vào đâu để định hướng cho sách giáo khoa (SGK) thì người ta đã lo cầm đèn chạy trước ôtô để tính chuyện viết lại SGK.

Xung quanh Đề án đổi mới chương trình và sách giáo khoa: May quá, không “đảo ngói”!

Theo đánh giá của Bộ GD-ĐT, chương trình, sách giáo khoa hiện nay có một số nội dung của các môn học chưa đảm bảo tính hiện đại, cơ bản và thiết thực, chưa cân đối giữa lý thuyết và thực hành. Ảnh: Tuoitre.vn.

Xin nhắc luôn, PGS Văn Như Cương khẳng định chỉ cần 50 tỉ là xong. Xin quý bộ lắng nghe để dự trù cho SGK thật đúng.

Giáo sư Ngô Bảo Châu cho rằng không có lập luận thực sự thuyết phục cho việc đổi SGK định kỳ 10 năm một lần. Tại sao phải đổi SGK theo định kỳ? Nếu định kỳ thì tại sao lại là 10 năm, chứ không phải 5 năm, 20 năm hay 50 năm? Việc cần làm định kỳ là đánh giá chất lượng SGK thông qua thực tế sử dụng. Cũng theo ông Trạng Toán trẻ này thì việc cần làm trước hết phải chỉ ra những nội dung nào trong SGK hiện hành là lạc hậu, hay thiếu chính xác, hay những phương pháp tiếp cận nào là không phù hợp.

Luận cứ cho việc đổi mới SGK chỉ có thể là kết quả của việc đánh giá chất lượng SGK thông qua thực tế sử dụng. Kết quả này có thể cho thấy SGK tốt rồi, không cần thay đổi gì cả, hoặc SGK cơ bản là tốt, nhưng cần sửa sai, cập nhật ở một số chỗ nhưng không cần thay đổi cấu trúc chung, hoặc là SGK hiện hành hỏng cơ bản, phải làm lại từ đầu.

GS Châu cho rằng phải có chương trình rồi mới viết SGK, bởi không ai xây nhà xong mới mời kiến trúc sư vẽ thiết kế. Vậy là Bộ GDĐT đang làm ngược, làm không giống ai. Lâu nay, dư luận không ngớt phàn nàn vì chương trình giáo dục phổ thông nặng quá với cả thày và trò, nặng đến nỗi phải học thêm, nặng đến nỗi phải giảm tải. Tuy nhiêm đâu đã giảm được bao nhiêu khi quá nhiều nội dung giáo dục cần đưa vào nhà trường. Đó là luật giao thông, giới tính, kỹ năng sống và gần đây nhất là phòng chống tham nhũng. Các trường đang kêu hà rầm vì việc dạy chống tham nhũng khó  lắm, không lẽ lại dạy con trẻ rằng quan thì tham (nhũng) và hãy cảnh giác với các chương trình “đảo ngói”…

Cũng theo GS Châu, theo thông lệ quốc tế, cần có hai nhóm độc lập, một nhóm làm chương trình, một nhóm viết sách. Nhóm làm chương trình thẩm định công việc của nhóm viết sách, nhóm viết sách phản biện lại nhóm làm chương trình trên cơ sở những bất cập gặp phải trong quá trình viết sách.

Vì vây, may thay cái việc “đảo ngói” này đã không xảy ra và ông Bộ trưởng đã tự thổi còi cái dự án ngược đời và đe dọa sẽ tốn kém này.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Xung quanh Đề án đổi mới chương trình và sách giáo khoa: May quá, không “đảo ngói”!