Điểm chuẩn 5 năm liên tiếp của trường ĐH Luật Hà Nội

Ngô Chuyên| 13/04/2018 15:49
Theo dõi Báo điện tử Công lý trên

Theo như đề án tuyển sinh năm 2018, trường ĐH Luật Hà Nội dự kiến lấy 2210 chỉ tiêu cho 4 ngành đào tạo gồm: Ngành Luật, ngành Luật kinh tế, ngành Luật thương mại quốc tế; ngành Ngôn ngữ Anh.

Để phụ huynh, học sinh có thể tham khảo thêm thông tin điểm chuẩn các năm, Báo Công lý xin cập nhật điểm chuẩn các ngành trong 5 năm liên tiếp của trường ĐH Luật Hà Nội:

Điểm chuẩn 5 năm liên tiếp của trường ĐH Luật Hà Nội

Điểm chuẩn 5 năm liên tiếp của trường ĐH Luật Hà Nội

Cũng theo như đề án tuyển sinh năm 2018, trường ĐH Luật có 2 phương thức xét tuyển. Phương thức 1: 15% trong tổng số chỉ tiêu dùng để xét tuyển (theo ngành) dựa trên kết quả học tập bậc THPT của thí sinh các trường THPT chuyên/năng khiếu quốc gia, trường THPT chuyên/năng khiếu cấp Tỉnh/Thành phố trực thuộc trung ương, học sinh lớp chuyên của các trường THPT trọng điểm quốc gia chất lượng cao.

Điểm chuẩn 5 năm liên tiếp của trường ĐH Luật Hà Nội

Thạc sĩ Nguyễn Thu Thuỷ - Phó trưởng phòng đào tạo cùng cán bộ giảng viên trường đại học luật Hà nội trực tiếp tư vấn tuyển sinh cho học sinh trường THPT chuyên Hạ Long - quảng ninh. Ảnh Ngô Chuyên.

Phương thức 2: 85% trong tổng số chỉ tiêu dùng để xét tuyển dựa trên kết quả Kỳ thi THPT Quốc gia năm 2018 theo các tổ hợp được xác định cụ thể cho từng ngành.

Cũng theo đề án tuyển sinh mà trường công bố, ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào, điều kiện nhận ĐKXT cụ thể với các phương thức xét tuyển như sau:

Đối với phương thức xét tuyển dựa trên kết quả Kỳ thi THPT Quốc gia năm 2018: Tổng điểm của các môn thuộc tổ hợp xét tuyển tối thiểu đạt 18.00 điểm trở lên (không tính điểm ưu tiên).

Các thông tin cần thiết khác để thí sinh ĐKXT vào các ngành của trường: mã số trường, mã số ngành, tổ hợp xét tuyển và quy định chênh lệch điểm xét tuyển giữa các tổ hợp; các điều kiện phụ sử dụng trong xét tuyển...

Đối với phương thức xét tuyển dựa trên kết quả học tập bậc THPT:

Trường thực hiện việc xét tuyển (theo ngành) dựa trên kết quả học tập bậc THPT của thí sinh các trường THPT chuyên/năng khiếu quốc gia, trường THPT chuyên/năng khiếu cấp Tỉnh/Thành phố trực thuộc trung ương, học sinh lớp chuyên của các trường THPT trọng điểm quốc gia chất lượng cao có học lực loại giỏi trở lên cả 3 năm, trong đó kết quả học tập lớp 12 của các môn thuộc tổ hợp đăng ký xét tuyển không dưới 8,0.

Tiêu chí xét tuyển: Đủ điều kiện về đối tượng tuyển sinh theo Quy chế tuyển sinh của Bộ GD-ĐT;  Đã tốt nghiệp THPT năm 2018; Điểm xét tuyển bằng tổng điểm trung bình chung cộng với điểm ưu tiên đối tượng theo Quy chế tuyển sinh hiện hành.

Theo như đề án, trường cũng quy định cách tính điểm và điểm ưu tiên xét tuyển

Xét kết quả học tập 3 môn thuộc các tổ hợp xét tuyển (theo ngành) của năm lớp 10, lớp 11 và lớp 12

ĐXT = (ĐTB Môn 1 + ĐTB Môn 2 + ĐTB Môn 3)/3 + ĐƯT (nếu có)

ĐTB Môn 1 = (ĐTB cả năm lớp 10 Môn 1 + ĐTB cả năm lớp 11 Môn 1 + ĐTB cả năm lớp 12 Môn 1)/3;

ĐTB Môn 2 = (ĐTB cả năm lớp 10 Môn 2 + ĐTB cả năm lớp 11 Môn 2 + ĐTB cả năm lớp 12 Môn 2)/3;

ĐTB Môn 3 = (ĐTB cả năm lớp 10 Môn 3 + ĐTB cả năm lớp 11 Môn 3  + ĐTB cả năm lớp 12 Môn 3)/3.

(Lưu ý: ĐXT: Điểm xét tuyển; ĐTB: Điểm trung bình; ĐƯT: Điểm ưu tiên).

Nếu số lượng chỉ tiêu còn ít mà nhiều thí sinh cùng mức điểm sẽ xét theo tiêu chí phụ:

Đối với ngành Luật, ngành Luật Kinh tế: Thí sinh xét tuyển theo tổ hợp các môn: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý thì thí sinh có điểm môn Ngữ văn cao hơn sẽ trúng tuyển; Thí sinh xét tuyển theo tổ hợp các môn: Toán, Vật lý, Hóa học thì thí sinh có điểm môn Toán cao hơn sẽ trúng tuyển; Thí sinh xét tuyển theo tổ hợp các môn: Toán, Vật lý, Tiếng Anh và tổ hợp Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh thì thí sinh có điểm môn Tiếng Anh cao hơn sẽ trúng tuyển;

Đối với ngành Ngôn ngữ Anh và ngành Luật Thương mại quốc tế, thí sinh có điểm môn Tiếng Anh cao hơn sẽ trúng tuyển.

Thí sinh đăng ký xét tuyển theo phương thức dựa trên kết quả học tập bậc THPT phải xác nhận nhập học theo hình thức và thời gian do trường ấn định. Trường hợp tuyển sinh theo phương thức này chưa hết chỉ tiêu thì số chỉ tiêu còn lại được chuyển sang xét tuyển theo phương thức dựa trên kết quả của Kỳ thi THPT Quốc gia năm 2018.

Đối với phương thức xét tuyển dựa trên kết quả Kỳ thi THPT Quốc gia năm 2018:

Các thí sinh đủ điều kiện về đối tượng tuyển sinh theo Quy chế tuyển sinh của Bộ GD-ĐT được tham gia xét tuyển.

Trường sử dụng kết quả miễn thi tiếng Anh trong kỳ thi THPT Quốc gia để tuyển sinh. Nếu thí sinh đăng ký miễn thi tiếng Anh trong kỳ thi THPT Quốc gia nhưng vẫn dự thi môn tiếng Anh thì Trường sẽ sử dụng kết quả thi THPT môn Tiếng Anh để xét tuyển. Việc sử dụng kết quả miễn thi môn tiếng Anh được xác định như sau:

Thí sinh có các chứng chỉ có giá trị sử dụng tính đến thời điểm trước kỳ thi THPT Quốc gia năm 2018 được Bộ GD-ĐT công nhận với số điểm tối thiểu: IELTS 7.0 điểm, TOEFL ITP 627 điểm, TOEFL iBT 95 điểm được quy đổi tương ứng 10 điểm môn Tiếng Anh; Thí sinh có các chứng chỉ có giá trị sử dụng tính đến thời điểm trước kỳ thi THPT Quốc gia năm 2018 được Bộ GD-ĐT công nhận với số điểm tối thiểu: IELTS 6.5 điểm, TOEFL ITP 550 điểm, TOEFL iBT 79 điểm được quy đổi tương ứng 9,5 điểm môn Tiếng Anh; Thí sinh có các chứng chỉ có giá trị sử dụng tính đến thời điểm trước kỳ thi THPT Quốc gia năm 2018 được Bộ GD-ĐT công nhận với số điểm tối thiểu: IELTS 6.0 điểm, TOEFL ITP 525 điểm, TOEFL iBT 70 điểm được quy đổi tương ứng 9,0 điểm môn Tiếng Anh.

Trường cũng lưu ý: Ngành Luật Thương mại quốc tế và ngành Ngôn ngữ Anh (chuyên ngành Tiếng Anh pháp lý) môn tiếng Anh nhân hệ số 2. Điểm trúng tuyển xác định theo từng mã ngành, theo từng tổ hợp môn thi. Trường không sử dụng kết quả bảo lưu của kỳ thi THPT Quốc gia năm 2017 để xét tuyển năm 2018.

 

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Điểm chuẩn 5 năm liên tiếp của trường ĐH Luật Hà Nội