Lễ hội Khai hạ, đặc sắc riêng của dân tộc Mường ở Hòa Bình

Quốc Huy| 29/01/2023 21:41
Theo dõi Báo điện tử Công lý trên

Sáng 29/1, UBND tỉnh Hòa Bình tổ chức Lễ Khai hạ dân tộc Mường năm 2023, hàng nghìn người đã chen chân nhau chứng kiến nhiều chương trình đặc sắc.

Lễ hội Khai hạ hay còn gọi là Lễ hội "Khuống mùa”, "Thuống tồng”, Lễ mở cửa rừng, là lễ hội dân gian truyền thống lớn nhất của người Mường Hòa Bình. Lễ hội gắn liền với nền sản xuất nông nghiệp lúa nước, mang nhiều dấu ấn của nền văn minh Việt cổ; là hoạt động văn hóa - tín ngưỡng không thể thiếu của đồng bào người Mường ở Hòa Bình, đặc biệt là ở 4 vùng Mường lớn của tỉnh trong mỗi dịp xuân về.

Lễ hội Khai hạ, đặc sắc riêng của dân tộc Mường ở Hòa Bình

Lễ hội Khai hạ của người Mường ở tỉnh Hòa Bình đã được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia vào năm 2022.

Đây là lễ hội lịch sử mang ý nghĩa tôn kính các vị thần linh, tưởng nhớ những người đã có công lập đất, lập Mường, cầu mong vạn vật phát triển thuận lợi, mùa màng bội thu, cuộc sống ấm no, hạnh phúc và những điều tốt đẹp đến với người dân, xóm bản.

Vào năm 2022, Di sản văn hóa Lễ hội Khai hạ của người Mường ở tỉnh Hòa Bình đã được Bộ VH-TT&DL công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia, điều này càng khẳng định vai trò, giá trị quan trọng của di sản văn hóa này đối với đời sống của người Mường tỉnh Hòa Bình.

Lễ hội Khai hạ, đặc sắc riêng của dân tộc Mường ở Hòa Bình

Sáng sớm 29/1, hàng nghìn người dân đã tập trung về xã Phong Phú, huyện Tân Lạc để xem Lễ hội

Ở Hòa Bình, tùy từng vùng Mường mà lễ hội được tổ chức vào các ngày và địa điểm thực hiện nghi trình, nghi thức có sự khác nhau.

Tại huyện Tân Lạc, Lễ hội Khai hạ Mường Bi là hoạt động mang tính cộng đồng, gắn với văn hóa tâm linh, tín ngưỡng với truyền thuyết Quốc Mẫu Hoàng Bà, thân mẫu của Đức Thánh Tản - người đã chỉ dạy cho con dân Mường Bi cách làm ruộng, cách ăn, cách ở; Tản viên Sơn Thánh, con rể của Vua Hùng Vương thứ 18, người có công giúp Vua chống giặc ngoại xâm, mang lại sự bình yên cho nhân dân; Ải Lý, Ải Lo, hai vị thần đã dạy cho con dân Mường Bi cách đào mương dẫn nước…

Lễ hội Khai hạ huyện Lạc Sơn (Mường Vang) tổ chức vào ngày mồng 4 tháng Giêng (tức mừng 4 tháng Chiêng theo lịch Mường Vang) tại miếu Áng Ka và tại Mái đá Làng Vành, xã Yên Phú vào ngày mồng 7 tháng Giêng (tức ngày 7 tháng Chiêng theo lịch Mường Vang).

Lễ hội Khai hạ, đặc sắc riêng của dân tộc Mường ở Hòa Bình

Lễ hội Khai hạ của dân tộc Mường ở tỉnh Hòa Bình có nhiều điểm đặc sắc, riêng biệt

Lễ hội Khai hạ, đặc sắc riêng của dân tộc Mường ở Hòa Bình

Đoàn rước kiệu Quốc Mẫu Hoàng Bà để khai mạc Lễ hội

Đối với Lễ hội Khai hạ ở huyện Cao Phong (Mường Thàng) được tổ chức vào ngày mồng 5, mồng 6 tháng Giêng theo lịch Mường Thàng, tại Miếu Cả.

Còn huyện Kim Bôi (Mường Động), Lễ hội Khai hạ được tổ chức vào ngày mùng 3 tháng 5 âm lịch (tức mùng 4 tháng tư theo lịch Mường Động) tại Miếu Mường Chanh. Mỗi địa điểm nơi diễn ra lễ hội đều gắn liền với lịch sử của các vị thần là người có công lập đất, lập mường.

Ông Bùi Văn Khánh - Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình cho biết, nhằm phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tỉnh Hòa Bình tổ chức lễ hội Khai hạ dân tộc Mường lần đầu tiên với quy mô cấp tỉnh.

Lễ hội năm nay được tổ chức tại Mường Bi trong 3 ngày (từ 27 - 29/1/2023, tức mùng 6 - 8 tháng Giêng năm Quỹ Mão 2023) với mong muốn sẽ tiếp tục góp phần nâng cao nhận thức trong việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, các giá trị truyền thống quê hương, nâng cao niềm tin lòng tự hào, tự tôn dân tộc, đem đến cho chúng ta những dấu ấn đặc biệt, có một tâm thế tốt trong dịp đầu xuân năm mới.

Lễ hội Khai hạ, đặc sắc riêng của dân tộc Mường ở Hòa Bình

500 diễn viên và nghệ nhân các huyện Cao Phong, Kim Bôi, Lạc Sơn, Tân Lạc đã tham gia Lễ hội

Lễ hội với 2 phần chính là phần lễ và phần hội. Phần lễ gồm những hoạt động như: Tổ chức nghi lễ thờ cúng mời Quốc Mẫu Hoàng Bà và các vị thần được thờ về tại miếu thờ xóm Lũy Ải. Tổ chức nghi lễ rước kiệu từ miếu thờ xóm Lũy Ải ra lễ đài sân vận động xã Phong Phú.

Tại lễ khai mạc có các nội dung mo mời Quốc Mẫu Hoàng Bà dự chứng kiến lễ hội; trao bằng công nhận Di sản văn hoá phi vật thể Quốc gia Lễ hội Khai hạ người Mường Hoà Bình. Màn diễn xướng gọi hồn chiêng của nghệ nhân mo Mường và màn hoà tấu chiêng Mường của 500 diễn viên, nghệ nhân đến từ 16 xã, thị trấn của huyện Tân Lạc và các huyện: Cao Phong, Kim Bôi, Lạc Sơn. Trong lễ khai mạc sẽ có màn nghệ thuật chào mừng đặc sắc.

Sau đó, đoàn rước kiệu Quốc Mẫu Hoàng Bà ra chứng kiến lễ đi cày đầu xuân tại khu Nà Trùng với nghi thức xuống đồng; rước kiệu lên miếu thực hiện các nghi thức tế lễ.

Lễ hội Khai hạ, đặc sắc riêng của dân tộc Mường ở Hòa Bình

Hàng nghìn người dân và du khách thập phương đã có mặt để xem Lễ hội Khai hạ, 1 nét đặc sắc riêng biệt của người Mường ở Hòa Bình

Trong phần hội có các nội dung: Phiên chợ đêm Mường Bi; thi đấu giải bóng chuyền Cúp Khai hạ Mường Bi năm 2023; trưng bày các sản vật tiêu biểu; tổ chức giao lưu hát đối nam - nữ và séc bùa; các trò chơi dân gian; thi đan lát. Bên cạnh đó có hoạt động tư vấn việc làm, đào tạo nghề, tạo cơ hội cho người lao động được tiếp cận với các công ty, cơ sở đào tạo để tìm kiếm việc làm, đào tạo nghề ngay sau Tết và trưng bày báo Xuân Quý Mão.

Lễ hội Khai hạ, đặc sắc riêng của dân tộc Mường ở Hòa Bình

Lễ hội Khai hạ, đặc sắc riêng của dân tộc Mường ở Hòa Bình

Nhiều phong tục riêng, đặc sản mang đậm tính vùng miền được mang đến Lễ hội giới thiệu đến du khách

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Lễ hội Khai hạ, đặc sắc riêng của dân tộc Mường ở Hòa Bình