Vụ tranh chấp tại trường Pascal: Hơn 1.000 học sinh sẽ được ổn định học tập

Nhóm PV| 21/10/2020 13:42
Theo dõi Báo điện tử Công lý trên

Mới đây, ngày 4/9, phiên tòa xét xử vụ “Tranh chấp hợp đồng hợp tác đầu tư” giữa nguyên đơn là Cty CP Đầu tư và Phát triển Giáo dục TDS Việt Nam (Cty TDS) và bị đơn là Trường THCS - THPT Newton phải tạm dừng để 2 bên cung cấp thêm hồ sơ của vụ án .

Vụ tranh chấp tại trường Pascal: Hơn 1.000 học sinh sẽ được ổn định học tập

Phiên tòa xét xử vụ “Tranh chấp hợp đồng hợp tác đầu tư” giữa nguyên đơn là Cty CP Đầu tư và Phát triển Giáo dục TDS Việt Nam (Cty TDS) và bị đơn là Trường THCS - THPT Newton phải tạm dừng để 2 bên cung cấp thêm hồ sơ của vụ án

Sau phiên xử, trao đổi nhanh với PV bà Lê Thị Bích Dung – Cổ đông Trường Pascal cho biết: “Dù phiên tòa tạm dừng để hai bên cung cấp hồ sơ, thì tôi vẫn tin HĐXX cấp phúc thẩm sẽ có một phán quyết đúng pháp luật. Hơn thế nữa, mong HĐXX hãy xem xét và nhìn thấu đáo về quyền lợi của hơn 1.000 học sinh đang theo học. Sau bao năm nay, chỉ vì tranh chấp diễn ra không đáng có mà để quyền lợi của các em bị ảnh hưởng là không nên, nên phải sớm chấm dứt tình trạng trên để các em quay lại trường học”.

Trước đó, ngày 28/8, TAND TP Hà Nội mở phiên tòa xét xử phúc thẩm vụ án kinh doanh thương mại về việc “Tranh chấp hợp đồng hợp tác đầu tư” giữa nguyên đơn là Cty CP Đầu tư và Phát triển Giáo dục TDS Việt Nam (Cty TDS) và bị đơn là Trường THCS - THPT Newton, người đại diện theo pháp luật là bà Lê Thị Bích Dung.

Đại diện VKSND TP. Hà Nội nhận định, bản án sơ thẩm tuyên là có căn cứ, đúng quy định pháp luật. Trước đó, trong các ngày 23, 25, 26/11/2019, cấp sơ thẩm mở phiên tòa xét xử vụ án “tranh chấp hợp đồng hợp tác đầu tư” giữa Công ty CP Đầu tư và Phát triển giáo dục TDS (Công ty TDS) với trường THCS & THPT Newton; Trường Pascal. Tòa tuyên “Trường Pascal và Newton nhận lại ngôi trường trên lô TH1”.

Sau 2 buổi xét xử ngày 19/8 và 28/8, đại diện VKSND nêu quan điểm, bản án sơ thẩm tuyên là có căn cứ, đúng quy định pháp luật. Cấp sơ thẩm đã không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn về việc yêu cầu Trường THCS - THPT Newton trả lại hóa đơn giá trị gia tăng và thanh toán tiền chênh lệch giữa phần chi mua thiết bị trường học theo bảng kê ngày 31/5/2018 với biên bản bàn giao nhận thực tế ngày 18/7/2018 của Cty TNHH Khai Phát tại ngân hàng là có cơ sở.

Vụ tranh chấp tại trường Pascal: Hơn 1.000 học sinh sẽ được ổn định học tập

Phụ huynh mong muốn con em sớm được ổn cơ sở để tập trung tốt cho việc học tập

Trong biên bản làm việc ngày 10/7/2018 giữa đại diện Cty CP Đầu tư và Phát triển Giáo dục TDS Việt Nam, nêu: “Sau khi ký hợp đồng chuyển nhượng, bên A  có trách nhiệm dọn toàn bộ cát và đất trả lại nguyên trạng cho sân trường vào ngày 11/7/2018”, qua đó chứng tỏ mục đích đổ cát, đất, căng băng rôn, khẩu hiệu buộc Trường Pascal phải ngừng hoạt động không phải là để hoàn thiện hệ thống PCCC mà nhằm ép buộc Trường Newton ký hợp đồng chuyển nhượng lại cổ phần. Đây cũng chính là phần nhận định của Tòa án cấp sơ thẩm. 

Cấp sơ thẩm đã không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn về việc yêu cầu Trường Newton trả lại hóa đơn giá trị gia tăng và thanh toán tiền chênh lệch giữa phần chi mua thiết bị trường học theo bảng kê ngày 31/5/2018, với biên bản bàn giao nhận thực tế ngày 18/7/2018, của Công ty TNHH Khai Phát tại ngân hàng là có cơ sở.

Đối với hợp đồng kinh tế chuyển nhượng một phần lô đất TH1, Trường liên cấp Pascal và hợp tác xây dựng Trường Pascal ký ngày 3/11/2016, tại bản án sơ thẩm đã nhận định, chấp nhận yêu cầu phản tố của bị đơn về hủy một phần của hợp đồng trên, đề nghị hợp đồng trên vô hiệu một phần tức là vô hiệu phần chuyển nhượng Trường liên cấp Pascal.

Ngoài ra bản án sơ thẩm đã nhận định và không chấp nhận đơn khởi kiện của Công ty TDS về việc trả hóa đơn giá trị gia tăng. Tuy nhiên, trong phần nhận định chưa thể hiện rõ là cần rút kinh nghiệm ở cấp sơ thẩm.

Viện Kiểm sát đề nghị HĐXX bác kháng cáo của Công ty TDS, sửa bản án sơ thẩm của TAND quận Bắc Từ Liêm, tuyên bố về hợp đồng kinh tế chuyển nhượng một phần lô đất TH1, Trường liên cấp Pascal, hợp tác xây dựng ký ngày 3/11/2016 có hiệu lực một phần và vô hiệu phần chuyển nhượng Trường liên cấp Pascal".

Nêu quan điểm tại tòa, nhà giáo Lê Văn Vàng - Ủy viên Hội đồng quản trị Trường Pascal, đại diện cho nhà trường xúc động nói: “Tập thể các nhà trường chúng tôi một lòng theo Đảng, tin tưởng vào sự nghiêm minh của pháp luật. Trong hoạt động giáo dục ngoài việc cần bảo đảm cho các con về chất lượng kiến thức thì còn phải bảo đảm an toàn và sự phát triển bình thường cho các con về tinh thần điều này là bất khả xâm phạm bởi các con chính là mầm non, là tương lai của đất nước, của dân tộc Việt Nam và đó không chỉ là trách nhiệm của cá nhân tôi hay nhà trường mà còn là trách nhiệm của mỗi gia đình, mỗi một con người Việt Nam”.

Liên quan đến vụ tranh chấp này, tập thể phụ huynh Trường Liên cấp Pascal và Trường Newton đã có đơn kiến nghị về việc mong muốn giải quyết cho hơn 1.000 học sinh có chỗ học tập, không để vụ việc kéo dài gây ảnh hưởng đến quyền lợi của các cháu nhỏ và của cộng đồng. Tập thể phụ huynh cũng mong muốn các bên liên quan bắt tay ngay thực thi sau phán quyết của tòa để chấm dứt những vướng mắc không đáng có, ổn định học tập cho hơn 1.000 học sinh.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Vụ tranh chấp tại trường Pascal: Hơn 1.000 học sinh sẽ được ổn định học tập