Vụ tấn công người Do Thái: Nước Đức cần hành động hơn lời nói

Trâm Anh| 10/10/2019 16:12
Theo dõi Báo điện tử Công lý trên

Ngày 10/10, các nhà lãnh đạo Do Thái yêu cầu Đức phải có những hành động để bảo vệ cộng đồng và đối mặt với chủ nghĩa cực đoan cánh hữu đang hồi sinh.

Sau một cuộc tấn công chết người bằng súng nhắm vào người Do Thái đúng ngày thánh Yom Kippur đã làm gia tăng nỗi lo sợ về bạo lực của chủ nghĩa tân phát xít.

35 phút trực tiếp trên mạng xã hội

Ít nhất hai người đã bị bắn chết ở thành phố Halle, miền Đông nước Đức hôm thứ Tư. Nghi phạm, được truyền thông Đức xác định là Stephan Balliet, 27 tuổi, đã quay phim vụ tấn công và đăng video lên mạng.

Vụ xả súng đã được truyền trực tiếp trong 35 phút trên Twitch và kết thúc với khoảng 2.200 lượt người xem, như là một lời nhắc nhớ lạnh lùng về cuộc tấn công nhà thờ Hồi giáo ở thành phố Christchurch, New Zealand vào tháng 3 năm ngoái cũng được truyền trực tiếp trong thời gian nó xảy ra.

Vụ tấn công người Do Thái: Nước Đức cần hành động hơn lời nói

Nến và hoa trong một buổi cầu nguyện tại Quảng trường ở thành phố Halle, miền Đông nước Đức

Trong một bản sao đoạn video dài 35 phút mà AFP có được, tay súng đã tự quay phim một đoạn phim thể hiện chủ nghĩa chống lại phụ nữ và người Do Thái, trước khi thực hiện vụ tấn công. Tính xác thực của video đã được xác nhận bởi nhóm giám sát SITE chứ không phải bởi cảnh sát.

Tay súng cũng đã công bố một "tuyên ngôn" chống Do Thái trực tuyến hơn một tuần trước, theo giám đốc SITE Rita Katz, người cho biết đoạn video cho thấy hình ảnh của vũ khí và đạn dược mà anh ta sử dụng.

Trong video, anh ta được nhìn thấy đang cố gắng mở cánh cửa hội đường trước khi bắn chết một nữ khách qua đường. Sau đó, hắn ta đã cố gắng phá cánh cổng hội đường Do Thái bằng chất nổ nhưng không thành công.

Người đàn ông sau đó được nhìn thấy nổ súng tại một cửa hàng kebab cách hội đường khoảng 600 mét. Chủ sở hữu của cửa hàng kebab, Rifat Tekin, trong khi đó mô tả tay súng là "bình tĩnh như một chuyên gia". "Có lẽ anh ấy đã làm điều này nhiều lần. Giống như tôi làm một kebab, anh ấy đang làm điều này - như một chuyên gia."

Nhà lãnh đạo cộng đồng Do Thái Max Privorotzki, người đã ở trong giáo đường Halle lúc đó, đã nói với tờ RSSgarter Zeitung về những phút hoảng loạng khi địa điểm này bị tấn công. "Chúng tôi đã thấy qua camera của giáo đường một hung thủ được vũ trang mạnh mẽ đội mũ sắt và súng trường đang cố gắng bắn phá cánh cửa giáo đường của chúng tôi."

Lúc đó, khoảng 70 đến 80 người đang ở trong hội đường, Privorotzki nói. "Chúng tôi chặn cửa từ bên trong và chờ cảnh sát," ông nói và thêm rằng "ở giữa hội đường, chúng tôi vẫn tiếp tục các nghi lễ của mình."

Trong số những người trong hội đường có 10 người Mỹ, cũng như một số người Israel, những người đã đến Halle đặc biệt là để tham gia cùng với người dân địa phương trong lễ kỷ niệm Yom Kippur.

Cảnh sát sau đó đã bắt được nghi phạm Halle sau khi hắn bị cảnh sát bắn trúng.

Vụ tấn công người Do Thái: Nước Đức cần hành động hơn lời nói

Ít nhất hai người đã bị bắn chết trong vụ nổ súng trong ngày lễ quan trọng của người Do Thái tại thành phố Halle, miền đông nước Đức

Cần hành động hơn lời nói

Thủ tướng Angela Merkel đã tham gia một buổi cầu nguyện đoàn kết tại hội đường chính của Berlin vào thứ Tư, và lên án mạnh mẽ những hành động bạo lực chống lại cộng đồng người Do Thái.

Nhưng các nhà lãnh đạo Do Thái cho rằng những lời nói không đủ. Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã tham gia kêu gọi chính quyền Đức "hành động kiên quyết chống lại hiện tượng chống chủ nghĩa bài Do Thái".

Người đứng đầu Hội đồng người Do Thái trung ương ở Đức chỉ trích chính quyền vì không cung cấp sự bảo vệ an ninh đầy đủ vào một ngày quan trọng như vậy. "Thật tai tiếng khi giáo đường Do Thái không được cảnh sát bảo vệ vào một ngày lễ như Yom Kippur," Josef Schuster nói. "Sơ suất này đã phải trả một cái giá cay đắng."

Ronald Lauder, người đứng đầu Đại hội Do Thái thế giới, cũng nhấn mạnh: "Chúng tôi cần hành động chứ không chỉ lời nói". "Chúng tôi cũng cần ra mắt ngay lập tức một mặt trận thống nhất chống lại chủ nghĩa phát xít mới và các nhóm cực đoan khác, đe dọa sự thịnh vượng của chúng tôi. Thực tế là, 75 năm sau Holocaust (một cuộc diệt chủng do Đức Quốc xã cùng bè phái tiến hành khiến khoảng 6 triệu người Do Thái bị giết), những nhóm như vậy đang có được ảnh hưởng ở Đức."

Vụ tấn công người Do Thái: Nước Đức cần hành động hơn lời nói

Cảnh sát đã bắt được nghi phạm sau một cuộc đấu súng khiến hắn ta bị thương

Chủ nghĩa phát xít mới

Các công tố viên chống khủng bố xác nhận rằng họ đang tiếp quản cuộc điều tra vì "tầm quan trọng đặc biệt của vụ án" liên quan đến “các hành động bạo lực ảnh hưởng đến an ninh nội địa của Cộng hòa Liên bang Đức".

Vụ xả súng hôm thứ Tư diễn ra ba tháng sau vụ giết người theo kiểu ám sát kinh hoàng chính trị gia Walter Luebcke ở thành phố Kassel, được cho là do một tên phát xít mới nổi tiếng gây ra.

Walter Lzigcke là một chính trị gia địa phương người Đức ở bang Hawai và là thành viên của Liên minh Dân chủ Cơ đốc giáo. Vào ngày 2 tháng 6 năm 2019, anh ta bị ám sát tại nhà bởi một kẻ cực đoan mới phát xít. Stephan Ernst đã bị bắt vào ngày 15 tháng 6 năm 2019 và thú nhận tội ác vào ngày 25 tháng 6 năm 2019.

Cái chết của Luebcke đã làm chấn động nước Đức, khiến người ta đặt ra câu hỏi về việc liệu nước này có thất bại trong việc chấn áp các mối đe dọa gia tăng từ các phần tử cực đoan cánh hữu hay không. Các nhà điều tra đang nghi ngờ mối quan hệ với phát xít mới của Stephan Ernst và liệu anh ta có liên kết với tế bào cực hữu quốc gia ngầm xã hội chủ nghĩa (NSU) hay không. NSU là một nhóm khủng bố phát xít mới cực hữu của Đức được phát hiện vào tháng 11 năm 2011.

Bộ trưởng Nội vụ Horst Seehofer hồi tháng trước đã cảnh báo về nguy cơ gia tăng của phe chiến binh cực hữu, gọi đây là "mối đe dọa lớn giống như chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan".

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Vụ tấn công người Do Thái: Nước Đức cần hành động hơn lời nói