Việt Nam xếp 59 thế giới về công bố nghiên cứu khoa học quốc tế

H.Đ| 05/06/2015 10:47
Theo dõi Báo điện tử Công lý trên

Mới đây, Bộ Khoa học & Công nghệ vừa công bố 20 tổ chức ở Việt Nam có nhiều công bố nghiên cứu khoa học quốc tế nhất giai đoạn 2010 – 2014. Căn cứ vào số lượng các công bố nghiên cứu khoa học quốc tế thì Việt Nam xếp 59 thế giới.

Chỉ số được nhiều nước sử dụng trong đánh giá năng suất khoa học công nghệ chính là số lượng công bố nghiên cứu trên những tạp chí khoa học quốc tế có uy tín. Một trong các hệ thống cơ sở dữ liệu được sử dụng sớm và rộng rãi trên thế giới là web of Science của Thomson Reuters.

Theo cơ sở dữ liệu trên, tổng số công bố nghiên cứu khoa học quốc tế của Việt Nam trong giai đoạn 2010 - 2014 là gần 10.000 bài báo.

Trong số các ngành thì ngành có số lượng công bố nghiên cứu khoa học quốc tế cao nhất là Toán, Lý, Hóa (chiếm 1/3 công bố quốc tế của Việt Nam).

Việt Nam xếp 59 thế giới về công bố nghiên cứu khoa học quốc tế

 Tổng số công bố nghiên cứu khoa học quốc tế của Việt Nam trong giai đoạn 2010 - 2014 là gần 10.000 bài báo.

So sánh với các nước trên thế giới, Việt Nam xếp 59 và đóng góp 0,106% số công bố nghiên cứu khoa học quốc tế trên toàn cầu. Cũng theo thống kê của cơ sở dữ liệu này, Mỹ đóng góp gần 29% công bố quốc tế, Trung Quốc (gần 11%), Anh (gần 7%), Đức (6,6%), Nhật (5%), Pháp (4,5%)... giai đoạn 2010 – 2014.

Đáng chú ý, trong 20 tổ chức ở Việt Nam có nhiều công bố nghiên cứu khoa học quốc tế nhất gồm 1 Viện hàn lâm khoa học, 16 cơ sở giáo dục đại học và 3 bệnh viện thì ĐHQG Hà Nội đứng đầu trong 10 trường ĐH có thành tích nổi bật này.

Được biết, từ năm 2008 trở lại đây, ĐHQG Hà Nội đã xuất bản bổ sung trên 600 sách chuyên khảo; đăng tải gần 1.500 bài báo trên các tạp chí quốc tế ISI/Scopus, hơn 4.000 bài báo trên các tạp chí khoa học trong nước; 2.000 báo cáo tại các hội nghị khoa học quốc tế, 3.000 báo cáo tại các hội nghị khoa học trong nước; thực hiện trên 1.000 đề tài Khoa học & Công nghệ các loại.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Việt Nam xếp 59 thế giới về công bố nghiên cứu khoa học quốc tế