Những năm gần đây, số lượng sinh viên quốc tế đến Việt Nam tăng mạnh, nhất là diện sinh viên trao đổi và tham gia các khóa học ngắn hạn. Việc này đã chứng tỏ uy tín và chất lượng đào tạo của các trường. Đồng thời cũng giúp giảng viên và sinh viên Việt Nam có thêm những trải nghiệm mới về cả về phương pháp học tập và giao lưu văn hóa.
Theo số liệu của UNESCO được nhóm nghiên cứu dẫn ra, trong giai đoạn 2010-2017, số sinh viên quốc tế ở khu vực ở khu vực Đông Á và Đông Nam Á, trừ Nhật Bản tăng từ 400 nghìn lên 700 nghìn, và chiếm khoảng 12% số sinh viên quốc tế trên toàn cầu.
Các thống kê cho thấy, trong giai đoạn 2010-2017, số sinh viên quốc tế đến các quốc gia/vùng lãnh thổ này đều tăng ít nhất 2 lần. Riêng số sinh viên quốc tế đến Đài Loan và Hong Kong tăng khoảng 3 lần - lần lượt từ 45 lên 121 nghìn và từ 10 nghìn lên 34 nghìn.
Ngay từ đầu những năm 2000, cả 4 quốc gia/vùng lãnh thổ được nghiên cứu trường hợp đều có động thái thu hút sinh viên quốc tế và có thể nói, những con số tăng trưởng nêu trên là kết quả của những chính sách quốc tế hóa giáo dục đại học mạnh mẽ mà họ áp dụng.
Riêng tại Việt Nam, những năm gần đây, số lượng sinh viên quốc tế đến Đại học Bách khoa tăng mạnh, nhất là diện sinh viên trao đổi và tham gia các khóa học ngắn hạn.
Nhiều nhất là sinh viên đến từ châu Âu, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, các nước Đông Nam Á… Sức hút đến từ nhiều chính sách ưu đãi cho sinh viên quốc tế và chương trình đào tạo đa dạng, chất lượng được kiểm định quốc tế.
Hiện các chương trình đặc biệt có sử dụng ngoại ngữ hoặc có định hướng đáp ứng thị trường lao động nước ngoài chiếm 25% trong chương trình đào tạo của Đại học Bách khoa Hà Nội.
Ở chiều ngược lại, thúc đẩy quốc tế hóa thông qua đào tạo sinh viên nước ngoài cũng đem tới nhiều kết quả tích cực, lan tỏa hơn nữa uy tín của trường.
Quốc tế hóa trong giáo dục đại học là xu thế tất yếu. Quốc tế hóa đem lại nhiều lợi ích cho các trường đại học, trước hết là góp phần nâng cao thứ hạng trên các bảng xếp hạng khu vực và thế giới.
Và ngược lại, khi xếp hạng quốc tế hay còn gọi là ranking của các trường nâng cao cũng chính là 1 tiêu chí thu hút sinh viên từ nhiều quốc gia đến Việt Nam. Đây là yếu tố đánh giá quan trọng và khách quan về vị trí của các trường trên bản đồ giáo dục đại học thế giới nói chung.
Các cơ sở có xếp hạng quốc tế cao cũng chính là những nơi thu hút đông sinh viên quốc tế nhất và đa dạng quốc tịch nhất. Đại học Quốc gia Hà Nội đứng đầu với hơn 1.000 sinh viên đến từ 74 quốc gia, vùng lãnh thổ. Tiếp đến là Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh, Trường ĐH Hà Nội, ĐH Huế, ĐH Thái Nguyên.
Mỗi bảng xếp hạng có một tiêu chí khác nhau. Thứ hạng trên bảng xếp hạng chắc chắn không phản ánh hoàn toàn chất lượng đào tạo nhưng chắc chắn đây luôn là tiêu chí quan trọng với người học khi lựa chọn học trường nào và học ngành nào.
Trên thế giới, sự đa dạng quốc tịch và các chính sách ưu đãi với sinh viên quốc tế cũng luôn là ưu thế của nhiều trường đại học.
Việc sinh viên nước ngoài đến Việt Nam học đã chứng tỏ uy tín và chất lượng đào tạo của các trường. Đồng thời sự có mặt của sinh viên quốc tế cũng làm đa dạng hóa môi trường đào tạo, giúp giảng viên và sinh viên Việt Nam có thêm những trải nghiệm mới về cả về phương pháp học tập và giao lưu văn hóa.
Chính vì vậy, nhiều trường đại học đã phát huy lợi thế, triển khai nhiều giải pháp để tăng cường thu hút sinh viên quốc tế, định hướng phát triển những trường đại học có uy tín mang tầm khu vực và quốc tế.
Không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng chương trình giảng dạy, đội ngũ giảng viên và cơ sở vật chất. Làm tốt được những điều này, các cơ sở giáo dục đại học trong nước sẽ không chỉ đào tạo được những con người ở Việt Nam thành công dân toàn cầu, mà còn thu hút được người học trên thế giới đến trải nghiệm chương trình đào tạo chất lượng cao và tự tin làm việc ở môi trường quốc tế.