Tại sao gần đây, rất nhiều phụ nữ phương Tây muốn tham gia vào tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS, một tổ chức cực đoan và nhuốm màu bạo lực?
Gần đây, các phương tiện truyền thông đưa tin về sự mất tích của một nữ sinh 15 tuổi Yusra Hussien, một sinh viên đại học tên là Aqsa Mahmood và cặp song sinh Salma và Zahra Halane, đã gây nhiều lo ngại về sự thay đổi mạnh mẽ về tư tưởng của phụ nữ Hồi giáo ở Anh.
Người ta ước tính rằng một vài phụ nữ độ tuổi từ 50-60 từ Vương quốc Anh đã đến Syria qua Thổ Nhĩ Kỳ để tham gia phong trào cực đoan của Nhà nước Hồi giáo (IS). Cùng tham gia với họ có nhiều phụ ở nhiều quốc gia khác như: Mỹ, Áo, Pháp, Hà Lan, Canada, Na Uy và Thụy Điển. Vậy, lý do vì sao số lượng những người phụ nữ phương Tây tham gia vào phong trào cực đoan IS ngày càng tăng?
Đối với trường hợp của Yusra Hussien, vẫn chưa rõ chính xác liệu có phải cô ấy đã theo phong trào cực đoan IS hay không. Tuy nhiên, đối với nhiều phụ nữ khác, câu chuyện của họ đã được đăng tải trên các phương tiện truyền thông xã hội như Twitter, tumblr, LinkedIn, và ask.fm.
Những câu chuyện này cho thấy rõ ràng ảnh hưởng của các mạng truyền thông xã hội là rất đáng kể. Nguồn tuyên truyền cho IS đã lôi kéo những người phụ nữ này bằng cách đưa ra các khái niệm về một cuộc sống thánh chiến Hồi giáo lý tưởng. Họ hỗ trợ những người phụ nữ tất cả các chi phí đi lại.
Khadijah Dare kết hôn với một chiến binh IS người Thụy Điển, Abu Bakr
Nhiều phụ nữ đã nghe theo đó và đến Syria để lấy những chiến binh Hồi giáo làm chồng.
Khadijah Dare, 22 tuổi đến từ phía nam London, đã đến Syria và được sắp xếp kết hôn với một chiến binh IS người Thụy Điển, Abu Bakr. Cô đã công bố rằng cô muốn trở thành phụ nữ thánh chiến đầu tiên giết con tin phương Tây.
Những báo cáo gần đây cho thấy, mạng lưới trực tuyến tạo điều kiện đi lại và giúp đỡ những phụ nữ này. Bên cạnh đó, họ được giúp đỡ tiếp cận với các cộng đồng người nước ngoài khi họ đến nơi.
Trong các báo cáo gần đây của giới truyền thông phương Tây cho biết, khái niệm "cô dâu thánh chiến" đến Syria để lấy chiến binh IS đã trở nên hệ trọng hơn. Thậm chí, ở Pháp những gia đình có con gái đến Syria đã nhận được các cuộc gọi điện thoại từ những người đàn ông Syria yêu cầu giúp họ để họ thực hiện kế hoạch hôn nhân dễ dàng hơn.
Sinh viên đại học Aqsa Mahmood đến Syria kết hôn với một chiến binh Hồi giáo
Mới đây, Mia Bloom, Trung tâm chống khủng bố và nghiên cứu an ninh, Đại học Massachusetts Lowell đã gây nhiều tranh cãi khi cho rằng phụ nữ được xem là “nhà máy sản xuất trẻ em".
Mặc dù vậy, không hẳn những phụ nữ trẻ chỉ đơn giản chỉ muốn tìm một người chồng. Khái niệm "cô dâu thánh chiến" chỉ là một phần của câu chuyện.
Một lý do khác khiến họ quyết định đến Syria tham gia IS vì nó cung cấp một nền chính trị không tưởng mới (được tham gia cuộc thánh chiến và là một phần của việc tạo ra một nhà nước Hồi giáo mới).
Nền chính trị này được cho là một phiên bản mới của nền chính trị Hồi giáo, được xây dựng trên một ý tưởng đặc biệt của Hồi giáo Sharia.
Các nhà lãnh đạo của IS đang nỗ lực cải cách lại định hướng cho các chiến binh và kêu gọi các bác sĩ, kỹ sư, các nhà xây dựng tham gia IS nhằm tạo ra một nhà nước Hồi giáo thuần túy. Trong nỗ lực cải cách này, phụ nữ là một phần của dự án chính trị.
Nữ sinhh 15 tuổi bị nghi bỏ nhà tham gia phong trào cực đoan
Hình ảnh một người phụ nữ mang khẩu AK47 và cầm một cái đầu bị cắt rời. Bên cạnh đó họ vẫn nấu ăn, làm bánh Nutella, làm việc nhà, gặp nhau uống cà phê. Nó là sự kết hợp của bạo lực và đời sống gia đình mà nhiều người xem phải nổi da gà. Một bác sỹ Malaysia, tên là Umm al-Baraa, đã công bố vào tháng Một: "Đeo ống nghe trên cổ và khoác súng trên vai là ước mơ tử vì đạo lớn nhất của tôi."
Thiếu sót của các quốc gia phương Tây là để người Hồi giáo trẻ có cảm giác gần gũi, có mục đích và có giá trị trong khi họ lại muốn được nổi bật trong vai trò là chiến binh thánh chiến.
Một phụ nữ Hà Lan tại Syria, Khadija là minh chứng cho điều này. Cô cho biết khi chia sẻ trên các trang web có trụ sở tại Al-Monitor: "Tôi luôn muốn sống dưới chế độ Sharia tại châu Âu, nhưng điều này sẽ không bao giờ xảy ra."
Những người phụ nữ nói về thất bại của xã hội phương Tây, những hạn chế trong cách họ hiểu về Hồi giáo (ví dụ, lệnh cấm mặc burqa ở Pháp) bên cạnh đó họ chỉ trích hệ thống chính trị.
Tuy nhiên có một nghịch lý, trong khi trích dẫn từ kinh Koran được kết nối tài khoản của họ, có rất ít dấu hiệu của sự hiểu biết sâu sắc về cuộc xung đột chính, hoặc thực sự hiểu về luật Sharia hoặc Hồi giáo.