Vì sao Nga luôn “bảo vệ” và không từ bỏ Triều Tiên?

Hà Kim| 19/09/2017 09:01
Theo dõi Báo điện tử Công lý trên

Nhiều quốc gia đã buộc phải từ bỏ hoạt động kinh doanh với Triều Tiên vì lo ngại trừng phạt. Trung Quốc đồng minh lớn nhất của Bình Nhưỡng cũng đã từ bỏ việc hỗ trợ Triều Tiên trong việc nhập khẩu than, tài chính hay dầu mỏ. Song Nga thì không.

Theo đó, từ thời kỳ Liên Xô chưa sụp đổ, Triều Tiên luôn phát triển mạnh mẽ về kinh tế bằng cách đẩy mạnh khai thác và xuất khẩu các nguồn khoáng sản. Tuy nhiên, tới năm 1990, khi quyết định phát triển chương trình hạt nhân, Triều Tiên dần phải chịu sức ép từ Liên Hiệp Quốc về kinh doanh nhiều loại khoáng sản.

Nhiều quốc gia đã buộc phải từ bỏ hoạt động kinh doanh với Triều Tiên vì lo ngại trừng phạt. Tổng thống Mỹ Donald Trump thời gian qua còn gây sức ép với các nước láng giếng, vốn là các đối tác lớn của Bình Nhưỡng như Nga và Trung Quốc để gây sức ép.

Theo các chuyên gia, gần đây Trung Quốc đang dần đứng về phía Mỹ từ bỏ việc hỗ trợ Bình Nhưỡng trong việc nhập khẩu than, tài chính hay dầu mỏ. Nhưng Nga thì không.

Không những thẳng thắn tuyên bố không dừng việc cấp dầu mỏ cho Triều Tiên, Nga cũng chưa khi nào thừa nhận việc họ là khách hàng lớn của Triều Tiên.

Vì sao Nga luôn “bảo vệ” và không từ bỏ Triều Tiên?

Nguồn khoáng sản phong phú của Bình Nhưỡng chính là động lực khiến Nga sẽ không thể từ bỏ Triều Tiên

Một quan chức cấp cao của Nga mới đây còn cho biết, Nga sẽ không cho phép Mỹ hay bất cứ quốc gia nào đẩy Triều Tiên vào một cuộc xung đột quân sự bởi đó bị coi là hành động sử dụng vũ khí hủy diệt hàng loạt gần biên giới Nga. Ngoài lý do quân sự, thì nguồn khoáng sản phong phú của Bình Nhưỡng chính là động lực khiến Nga sẽ không thể từ bỏ Triều Tiên.

Theo trang tin kinh tế Quartz của Mỹ, Hàn Quốc đã từng đưa ra một công bố về trữ lượng khoáng sản của Triều Tiên với một con số chưa thực sự chính xác vào khoảng 6.000 - 10.000 tỷ USD.

Ước tính từ đầu thập niên này cho thấy, Triều Tiên có trữ lượng của hàng trăm mỏ đá, quặng sắt, kẽm, đồng, vàng, bạc, magie, graphite… cho giá trị cực lớn song chưa có vốn và các kỹ thuật cần thiết để phát triển cơ sở hạ tầng hay hỗ trợ khai thác.

Kho bạc Mỹ cho biết chỉ tính riêng giao dịch than cũng đã tạo ra hơn 1 tỷ USD doanh thu hằng năm cho Triều Tiên. Ngoài ra, Triều Tiên còn có trữ lượng magnesit lớn thứ hai trên thế giới chỉ sau Trung Quốc. Trữ lượng mỏ vonfram của nước này ước tính lớn thứ 6 toàn cầu.

Triều Tiên còn sở hữu lượng lớn hơn 200 loại khoáng chất khác nhau và tất cả đều có tiềm năng phát triển thành các mỏ quặng quy mô lớn nếu có điều kiện phù hợp. Đây là nguồn tài nguyên quý giá ẩn giấu có thể mang tới rất nhiều lợi thế cho Triều Tiên trong tương lai.

Nhưng từ khi Triều Tiên thúc đẩy mạnh mẽ chương trình hạt nhân của mình, Liên Hiệp Quốc và các quốc gia khác đã liên tục đưa ra nhiều lệnh cấm vận giao thương các sản phẩm khoáng sản giá trị cao của Bình Nhưỡng.

Liên Hợp Quốc đã cấm Triều Tiên kinh doanh kim loại, than đá, sắt và quặng sắt, đồng, niken, bạc và kẽm và hạn chế Bình Nhưỡng nhập khẩu các sản phẩm từ dầu mỏ. Điều này đã khiến Bình Nhưỡng tìm mọi cách "lách luật", kinh doanh ngầm để đối phó với các chế tài.

Bộ Tài chính Mỹ cho biết, Triều Tiên đã sử dụng một chương trình gián điệp để bán than có thể che mắt các kiểm soát quốc tế.

Tờ báo Hồng Kông SCMP dẫn các báo cáo cho rằng, Bắc Triều Tiên có thể đã phát triển một phương thức trao đổi trực tiếp, thay vì sử dụng các khoản thanh toán bằng tiền tệ như giao dịch không thanh toán bằng tiền tệ, không có hồ sơ trao đổi.

Triều Tiên cũng được cho là đã sử dụng các công ty ảo, thành lập các tài khoản ngân hàng hoặc lợi dụng các nhà ngoại giao của nước này ở nước ngoài để tích lũy vốn, từ đó che giấu các chuyển khoản thanh toán quốc tế.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Vì sao Nga luôn “bảo vệ” và không từ bỏ Triều Tiên?