Tôi tìm về làng gốm Bát Tràng (xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội) để được “Mục sở thị” thứ ánh sáng đẹp nhất trong mọi thứ ánh sáng mà tôi ngưỡng mộ, đó là sự nguyên bản, lung linh của gốm và trong đó còn chứa những tìm cảm thuần khiết của con người.

Bát Tràng hôm nay không chỉ nổi tiếng về đồ gốm mà cùng với đó là sự phát triển của xã hội. Làng gốm ngày nay không chỉ mang đặc trưng cơ bản của làng truyền thống, mà còn thu hút khách du lịch. Du lịch mang đến hiệu quả kép: vừa bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa của làng nghề, vừa mang lại lợi ích kinh tế - xã hội.

1(1).jpg

Bảo tàng gốm Bát Tràng

Lửa thử gốm, lửa cũng luyện người. Người Nghệ nhân phải đánh đổi bằng bao mồ hôi, công sức, nước mắt và máu: Dám nghĩ, dám làm, dám nhận thất bại. Thất bại là để thử lòng người, nhưng thất bại cũng làm nản lòng người. Tôi tìm về Bát Tràng vào một ngày nắng nóng giữa mùa hè như vậy để hòa cùng vào ngọn lửa của những người thợ, những nghệ nhân của làng gốm.

Tôi rất ấn tượng với điểm dừng chân đầu tiên, đó là bảo tàng gốm Bát Tràng. Được biết, bảo tàng này chính là tâm huyết của người con được sinh ra và lớn lên tại Bát Tràng. Nghe nói, đây là con cháu đời thứ 15 của dòng họ làm gốm lâu nhất ở Bát Tràng đã quyết định dành dụm gần toàn bộ gia tài, với mức đầu tư lên tới 150 tỷ đồng để xây dựng công trình được gọi là “trung tâm tinh hoa làng nghề Việt”, để tôn vinh tổ nghiệp quê hương và bảo tồn, giữ gìn những giá trị tinh hoa văn hóa của làng nghề làm gốm.

2(1).jpg

Một góc Bát Tràng hôm nay

Bảo tàng gốm Bát Tràng (thôn 5, xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm) nhìn ra dòng kênh Bắc Hưng Hải. Nơi đây là vùng đất thuộc châu thổ sông Hồng với công trình đại thủy nông Bắc Hưng Hải (tên ghép của ba tỉnh thuộc công trình là Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương và phải kể thêm cả Gia Lâm của Hà Nội). Với diện tích tự nhiên hơn 20 vạn ha, khu vực Bắc Hưng Hải được bao bọc bởi bốn con sông: Sông Hồng, sông Đuống, sông Luộc và sông Thái Bình. Bắc Hưng Hải là một công trình tiêu biểu của đất nước, bởi vậy, chúng ta phải luôn nâng niu, gìn giữ, phải quản lý và khai thác cho tốt…

Bờ kênh Bắc Hưng Hải, một bên đường là bảo tàng gốm Bát Tràng nhìn thẳng ra bờ kênh mộng mơ, bên này đường đang dần được đô thị hóa với các bãi gửi xe Du lịch khá quy mô sát bờ kênh, đâu đó là những tiếng chim trời líu lo giữa nằng hè và lửa gốm. Tôi được “Mục sở thị” sự thay đổi và đô thị hóa của làng nghề.

Tiếp tục chuyến hành trình trên làng gốm Bát Tràng, tôi tìm gặp được Nghệ nhân Nguyễn Danh Tú và Nghệ nhân Phạm Anh Đức. Đây là hai nghệ nhân có tình cảm tri âm, tri kỷ với nhau. Họ bên nhau từ những ngày bé, rồi cùng dìu dắt nhau vào nghề. Trong cuộc sống có được một người bạn tri kỷ là quá đủ. Có lẽ với hai người Nghệ nhân làng gốm Bát Tràng này thì tình bạn của họ được giao tâm từ gốm.

3(1).jpg

Bên bờ kênh Bắc Hưng Hải đang dần được đô thị hóa với các bãi gửi xe Du lịch khá quy mô

Ở làng gốm mỗi gia đình, mỗi nghệ nhân đều có “Võ công” chẳng thể tiết lộ cho người. Bát Tràng hôm nay, nói không ngoa chính là nơi “ Quần hùng hội tụ” của nghề gốm. Mỗi nghệ nhân của làng nghề như một Đại tông sư làm chủ một môn võ công thượng thừa, mang phong cách riêng biệt. Nhưng để tu luyện đạt đến cảnh giới thì các Nghệ nhân phải đánh đổi bằng bao mồ hôi, công sức, nước mắt và máu: Việc dám nghĩ, dám làm, dám nhận thất bại của người Nghệ nhân là một phần để gốm Bát Tràng tồn tại và trường tồn.

Tôi tìm về làng gốm Bát Tràng để được “ Mục sở thị” thứ ánh sáng đẹp nhất trong mọi thứ ánh sáng mà tôi ngưỡng mộ, đó là sự nguyên bản, lung linh của gốm và trong đó còn chứa những tìm càm thuần khiết của con người. Và bên bờ kênh Bắc Hưng Hải kia là sự “Thay da đổi thịt” đến không ngờ.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Về làng gốm Bát Tràng