Các nhà nghiên cứu hôm nay cho biết, vắc-xin chlamydia đã kích hoạt phản ứng miễn dịch ở phụ nữ trong các thử nghiệm lâm sàng sơ bộ và được kết luận là an toàn.
Vắc-xin chlamydia đầu tiên đã kích hoạt phản ứng miễn dịch ở phụ nữ trong các thử nghiệm lâm sàng sơ bộ và được cho là an toàn
Trong một báo cáo trên tạp chí y khoa The Lancet, các nhà nghiên cứu nói, các thử nghiệm tiếp theo, bắt đầu vào cuối năm nay, sẽ cho thấy liệu vắc-xin có thực sự chống lại được việc bệnh lây truyền virus qua đường tình dục (STD) hay không.
Giáo sư Toni Darville cho biết: "Một loại vắc-xin có thể ngăn ngừa việc lây nhiễm Chlamydia sẽ có tác động kinh tế và sức khỏe cộng đồng rất lớn. Mặc dù thử nghiệm vắc-xin lâm sàng đối với chlamydia đang ở giai đoạn sơ khai, nhưng thử nghiệm này cho thấy một tương lai khá lạc quan."
Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, Chlamydia là vi khuẩn lây lan qua quan hệ tình dục đường âm đạo, hậu môn hoặc miệng phổ biến nhất trên thế giới - khoảng 130 triệu người bị nhiễm mỗi năm.
Cứ một trong sáu phụ nữ bị nhiễm Chlamydia phải chịu sự đau đớn do bệnh viêm vùng chậu gây ra, trong một số trường hợp có thể dẫn đến vô sinh. Nhiễm trùng khi mang thai làm tăng nguy cơ dẫn đến kết quả bất lợi như sảy thai, thai chết lưu và sinh non.
Trên toàn cầu, 4,2% phụ nữ từ 15 đến 49 tuổi và 2,7% nam giới trong cùng độ tuổi bị nhiễm bệnh, khiến họ dễ mắc các bệnh STD khác như lậu và HIV.
"Do ảnh hưởng của virus chlamydia đối với sức khỏe của phụ nữ, sức khỏe trẻ sơ sinh thông qua lây truyền và tăng khả năng mặc các bệnh lây qua đường tình dục khác, nhu cầu đối với vắc-xin này ngày một tăng cao", Peter Andersen, giáo sư của Khoa truyền nhiễm Miễn dịch học tại Đại học Hoàng gia Luân Đôn, cho biết trong một tuyên bố.
Mặc dù có sẵn các xét nghiệm chẩn đoán giá rẻ và dễ sử dụng, và việc điều trị bằng kháng sinh cũng khá hiệu quả, nhưng cho đến nay, dịch bệnh toàn cầu này vẫn chưa được ngăn chặn.
Trong các thử nghiệm ban đầu - được thiết kế để kiểm tra sự an toàn và khả năng kích hoạt hệ thống miễn dịch - các nhà nghiên cứu đã tách 35 phụ nữ khỏe mạnh thành ba nhóm. Hai nhóm 15 người nhận được các phiên bản vắc-xin mới hơi khác nhau và nhóm thứ ba được tiêm giả dược dưới dạng dung dịch muối không hoạt động. Những người tham gia được tiêm vào ngày đầu tiên của thử nghiệm, và sau đó nhắc lại một lần nữa vào ngày thứ 28 và 112, và những mũi tăng cường tiếp theo vào ngày thứ 126 và 140. Tất cả phụ nữ được tiêm chủng - 30/30 người - cho thấy phản ứng miễn dịch. Không có phụ nữ nào trong nhóm giả dược có phản ứng như vậy.
Tuy nhiên, một trong những biến thể vắc-xin đã tạo ra kháng thể nhiều hơn gần sáu lần so với loại khác và đã được chọn cho vòng thử nghiệm tiếp theo vào cuối năm nay. Nếu thử nghiệm "giai đoạn hai" này thành công, các nhà khoa học sẽ tiến hành thêm một vòng thử nghiệm cuối cùng. "Mặc dù cần thêm nhiều năm nghiên cứu trước khi loại vắc-xin này được bán ra thị trường, chúng tôi đang lên kế hoạch cho giai đoạn nghiên cứu tiếp theo", tác giả chính Helene Juel, nhà khoa học tại Viện nghiên cứu Statens Serum ở Đan Mạch cho biết.