Tự tử là nguyên nhân thứ hai gây tử vong của người trẻ tuổi tại Việt Nam, sau tai nạn giao thông.
Xứ sở Phù Tang từng kinh hãi với “trào lưu chán sống” với những vụ tự sát tập thể ở đất nước này. Tại đây, từng có hàng trăm trang web và phòng chat với tên gọi kiểu như Câu lạc bộ tự sát, Chiêu mộ nhóm bạn tự sát, Cộng đồng tự sát qua mạng...
Về vấn nạn tự tử trong độ tuổi thanh thiếu niên, tại đất nước này cũng ghi nhận rất nhiều trường hợp. Báo chí nước này từng đưa tin về vụ hai bé gái 14 tuổi đã rủ nhau tự tử bằng cách trộn chất tẩy quần áo và chất khử mùi để tạo ra khí độc. Kết quả, 90 người khác sống cùng tòa nhà cũng bị ngộ độc.
Trong khi đó, tại Việt Nam, những vụ nữ sinh rủ nhau cùng chết cũng từng gây rúng động cộng đồng mạng và xã hội. Nhiều nguyên nhân được đưa ra, song những lý do chính dẫn đến những quyết định đau lòng này có thể là do áp lực từ gia đình, trường học, bạn bè và cuộc sống khiến các em bị bế tắc không lối thoát.
Cứ mỗi năm, trẻ chết vì tự tử tăng lên với rất nhiều nguyên nhân khác nhau.
Xu hướng tự tử gia tăng, nữ sinh nhiều hơn nam sinh
Theo kết quả điều tra quốc gia về vị thành niên và thanh niên Việt Nam năm 2008, trong hơn 10.000 thanh thiếu niên thì có trên 73% người từng có cảm giác buồn chán, hơn 4% nghĩ đến tự tử. So với số liệu cuộc điều tra năm 2003 thì tỉ lệ thanh thiếu niên trải qua cảm giác buồn chán tăng lên, còn tỉ lệ nghĩ đến chuyện tự tử tăng khoảng 30%.
Trong khi đó, các vụ tự tử ở Việt Nam được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ghi nhận, tỉ lệ nữ sinh có xu hướng tự tử cao gấp 3 lần so với nam sinh. Đây được xem là tỉ lệ chênh lệch khá cao so với các nước trên thế giới.
Những con số đáng báo động
Theo ghi nhận, mỗi năm có khoảng 1 triệu trẻ chết vì tự tử.
Mỗi năm, Bệnh viện Nhi đồng 1 tiếp nhận 20 trường hợp trẻ em uống thuốc độc tự tử.
Tự tử là nguyên nhân thứ 2 gây tử vong của người trẻ tuổi tại Việt Nam, sau tai nạn giao thông.
Cứ mỗi năm, trẻ chết vì tự tử tăng lên với rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Theo WHO, tỉ lệ tái tự tử một lần trở lên trong độ tuổi 15 - 24 từ 20 - 50%.
Tự tử là nguyên nhân thứ hai gây tử vong của người trẻ tuổi tại Việt Nam, sau tai nạn giao thông.
Theo số liệu thống kê gần đây của Hội Sức khỏe Tâm thần Trung Quốc, tự tử chiếm hơn 26% số trường hợp tử vong trong nhóm tuổi từ 15 - 34 tuổi.
Theo số liệu của Bộ Giáo dục Hàn Quốc, từ năm 2006-2010 đã có đến 735 học sinh tại các trường tiểu học và trung học thiệt mạng do bạo lực học đường. Năm 2009, đã có 202 học sinh cấp ba tự tử, tăng 47% so với năm 2008.
Theo thống kê của Bộ Giáo dục Văn hóa Thể thao Khoa học và Công nghệ Nhật Bản, mỗi năm cả nước này có khoảng 150 học sinh tự tử.
Tại Nhật Bản, hàng năm, số học sinh tự tử tăng vọt mỗi khi đến kỳ thi đại học. Tính từ năm 2009 - 2014, có tới gần 900 học sinh, sinh viên tự tử. Chỉ riêng trong năm 2014, con số này là 118 người.
Tại Pháp, số thanh niên trong độ tuổi 15 - 24 tuổi tự tử tính bình quân 7 người/ngày. Con số này khiến cho Pháp là quốc gia đứng đầu thế giới về tỉ lệ tự tử của thanh thiếu niên.
Tại Mỹ, tự tử là nguyên nhân đứng thứ 3 trong số các nguyên nhân gây tử vong cho thanh thiếu niên từ 15 - 24 tuổi và đứng thứ 6 với trẻ trẻ từ 5 - 14 tuổi.