Trung Đông: Nguy cơ xảy ra chiến tranh?

Trâm Anh (theo AFP/CNN/NYT)| 20/09/2019 11:28
Theo dõi Báo điện tử Công lý trên

Hoa Kỳ muốn một giải pháp hòa bình cho cuộc khủng hoảng gây ra bởi các cuộc tấn công vào các cơ sở dầu mỏ của Arab Saudi, Ngoại trưởng Mike Pompeo cho biết, sau khi Iran nêu lên nỗi ám ảnh về "chiến tranh toàn diện".

Mỹ muốn giải pháp hòa bình tại Trung Đông

Ông Pompeo đã đổ lỗi cho Iran về vụ tấn công cuối tuần đầy kịch tính vào hai cơ sở dầu mỏ của Arab Saudi, lên án một "hành động chiến tranh" đã giảm hẳn một nửa sản lượng dầu của vương quốc này. Những vụ tấn công đã làm tăng nguy cơ leo thang khó lường trong khu vực nơi Arab Saudi và Iran bị kẹt trong một cuộc đấu tranh giành quyền thống trị trong nhiều thập kỷ.

Trung Đông: Nguy cơ xảy ra chiến tranh?

Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo nói chuyện với một quan chức Arab Saudi trước khi lên chuyến bay từ Jeddah, Arab Saudi tới UAE

Sau cuộc gặp với các đồng minh ở Riyadh và Abu Dhabi, ông Pompeo nói rằng có một "sự đồng thuận to lớn trong khu vực" rằng Iran đã thực hiện các cuộc tấn công, bất chấp sự phủ nhận của Iran và tuyên bố của phiến quân Yemen rằng đã thực hiện những vụ tấn công đó. Tuy nhiên, ông Pompeo nói rằng Mỹ đang có ý định tìm cách thoát khỏi cuộc đối đầu. "Chúng tôi muốn một giải pháp hòa bình. Tôi nghĩ chúng tôi đã chứng minh điều đó", ông nói với các phóng viên. "Tôi hy vọng Cộng hòa Hồi giáo Iran cũng chung quan điểm."

Bộ trưởng Ngoại giao Iran Mohammad Javad Zarif trước đó đã cảnh báo bất kỳ cuộc tấn công quân sự nào của Mỹ hoặc Saudi vào Iran có thể dẫn đến "chiến tranh toàn diện". "Chúng tôi không muốn chiến tranh", ông nói với CNN trong một cuộc phỏng vấn được phát sóng vào thứ Năm, "nhưng chúng tôi sẽ bằng mọi giá bảo vệ lãnh thổ của mình."

Bộ trưởng Ngoại giao Arab Saudi Adel al-Jubeir cảnh báo trên Twitter rằng sự tự mãn của Iran sẽ khuyến khích nước này "thực hiện nhiều hành động khủng bố và phá hoại trong khu vực của chúng tôi".

Trung Đông: Nguy cơ xảy ra chiến tranh?

Các vụ tấn công vào các cơ sở dầu của Saudi

Lời đe dọa tấn công các “Tháp thủy tinh”

Các quan chức Saudi hôm thứ Tư đã tiết lộ đã tìm thấy những mảnh vỡ của 25 máy bay không người lái và tên lửa hành trình tại các cơ sở dầu mỏ ở phía Đông của đất nước, nhấn chìm hai cơ sở này trong ngọn lửa. Arab Saudi cáo buộc Iran "bảo trợ" vụ tấn công nhà máy lọc dầu vì loại máy bay không người lái và tên lửa hành trình này từng được Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran sử dụng.

"Cuộc tấn công đã được phát động từ phía bắc và được Iran tài trợ một cách không nghi ngờ", phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Turki al-Maliki nói, mặc dù ông từ chối đưa ra các tài liệu khiến các quan chức Arab Saudi tin rằng Iran trực tiếp thực hiện chiến dịch này.

Phiến quân Huthi liên kết với người Syria ở nước láng giềng phía Nam Yemen của Arab Saudi đã nhận trách nhiệm, nhưng cả Washington và Riyadh đều cho rằng hoạt động này vượt quá khả năng của quân nổi dậy Yemen. Bộ trưởng Ngoại giao Pháp Jean-Yves Le Drian cũng cho biết, tuyên bố của ông Huthi "thiếu uy tín".

Tuy nhiên, người Huthis trước đó đã tấn công hàng chục mục tiêu ở Arab Saudi trong đó có các kho vũ khí công nghệ cao. Điều đó đã phơi bày lỗ hổng của Arab Saudi dù vương quốc này đã dành một khoản chi tiêu quân sự khổng lồ.

Nhóm phiến quân cho biết cuộc tấn công hôm thứ Bảy đã được phát động từ ba địa điểm bên trong Yemen, sử dụng máy bay không người lái tiên tiến có khả năng tầm xa.

Họ cũng đe dọa Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất - một thành viên chủ chốt của liên minh do Saudi dẫn đầu chống lại phiến quân Shiite - bằng các cuộc tấn công chống lại "các tòa tháp thủy tinh không thể chịu được va chạm của một máy bay không người lái", ám chỉ các thành phố hào nhoáng của Dubai và Abu Emirates.

Trong cuộc tấn công đầu tiên được biết đến kể từ sau vụ tấn công dầu mỏ, liên minh cho biết họ đã tiến hành một chiến dịch quân sự chống lại phiến quân Yemen, phá hủy bốn địa điểm ở phía bắc thành phố cảng Hodeida. Tuyên bố này được đưa ra sau khi liên minh nói rằng họ đã chặn một "chiếc thuyền điều khiển từ xa" mà phiến quân nhằm sử dụng cho một "hành động khủng bố ở phía Nam Biển Đỏ", theo một tuyên bố được đưa ra bởi Cơ quan báo chí chính thức của Saudi.

Trung Đông: Nguy cơ xảy ra chiến tranh?

Hoa Kỳ đã khẳng định các cuộc tấn công đến từ Iran, nhưng phiến quân Huthi của Yemen nói rằng họ đứng sau các cuộc tấn công vào các nhà máy chế biến của Công ty dầu Arab Saudi ở Abqaiq và Khurais

Bối cảnh mới?

Các nhà hoạch định quân sự Hoa Kỳ đã cân nhắc biện pháp trả đũa bằng việc lên một danh sách các mục tiêu của Iran bao gồm nhà máy lọc dầu Abadan, một trong những đảo lớn nhất thế giới và đảo Kharkov, cơ sở xuất khẩu dầu thô lớn nhất của đất nước, New York Times cho biết. Các mục tiêu có khả năng bị tấn công trả đũa khác bao gồm các địa điểm phóng tên lửa và các căn cứ của Quân đoàn Vệ binh Cách mạng Hồi giáo tinh nhuệ, cùng với các căn cứ gần Vịnh.

Liên hợp quốc cho biết các chuyên gia đã đến Arab Saudi để điều tra cuộc tấn công "theo lời mời của chính quyền Saudi".

Các quan chức Mỹ được trích dẫn bởi CBS News cho biết những bức ảnh vệ tinh chưa được công bố cho thấy Lực lượng Vệ binh Cách mạng Iran đang chuẩn bị cho cuộc tấn công tại căn cứ không quân Ahvaz.

Trung Đông: Nguy cơ xảy ra chiến tranh?

Văn phòng truyền thông al-Huthi cung cấp hình ảnh trước (bên phải) và sau cuộc tấn công cuối tuần vào các mỏ dầu của Công ty dầu Arab Saudi

Sự gia tăng căng thẳng mới nhất đã làm giảm bớt sự suy đoán về cuộc gặp giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và người đồng cấp Iran Hassan Rouhani bên lề Đại hội đồng Liên hợp quốc vào tuần tới. Trong khi đó, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron vẫn thúc đẩy cuộc họp để xoa dịu sự bế tắc đối với chương trình hạt nhân Iran.

Nhưng một quan chức thuộc chính phủ của Tổng thống Pháp yêu cầu không nên coi cuộc tấn công là hành động "tạo ra một bối cảnh mới". "Vẫn còn nhiều thứ phải sắp xếp trước khi chúng ta có thể tìm ra cách tạo điều kiện cho Hoa Kỳ và Iran tham gia đàm phán", quan chức này nói.

Bộ Ngoại giao Iran đã báo cáo rằng Zarif đã chuẩn bị rời đi New York, ngụ ý rằng cả ông và Rouhani đều đã nhận được lời mời cho hội nghị thượng đỉnh của Liên hợp quốc.

Tuy nhiên, với căng thẳng ở vùng Vịnh một lần nữa lại đe dọa hòa bình, Cinzia Bianco, nhà phân tích Trung Đông tại Hội đồng Quan hệ đối ngoại châu Âu, cảnh báo về "một chuỗi các sự kiện leo thang ngoài tầm kiểm soát". "Bên trong Arab Saudi, có sự không chắc chắn về quá trình hành động thích hợp nhất", cô nói với AFP. "Tuy nhiên, nhiều khả năng Hoa Kỳ nhắm vào cơ sở hạ tầng quan trọng ở Iran để giảm thiểu hoặc loại trừ bất kỳ chi phí nào của con người."

Vụ tấn công ảnh hưởng nghiêm trọng tới nguồn cung dầu mỏ toàn cầu. Nhiều nhà quan sát lo sợ sự việc có thể biến thành mồi lửa châm ngòi cho "thùng thuốc súng" ở Trung Đông. Nỗi lo ngại càng lớn hơn khi chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump kiên quyết cho rằng Iran đứng sau sự việc, trong khi Tehran phủ nhận mọi cáo buộc.

Đọc tiếp
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Trung Đông: Nguy cơ xảy ra chiến tranh?