Cuộc phỏng vấn được thực hiện tại căn phòng mang dấu tích của một vụ tấn công tại Thủ đô Paris, và trong suốt câu chuyện, điều dễ nhận thấy là càng lúc anh càng trở nên đau buồn.
Họa sĩ tranh biếm họa Renald Luzier - bút danh Luz là nạn nhân may mắn thoát nạn trong vụ thảm sát tòa soạn báo trào phúng Charlie Hebo bởi vì anh đã đến muộn..
Trong cuộc phỏng vấn mới nhất với Vice, anh đã nói nhiều về cái ngày định mệnh ấy. Anh đau đớn nhớ lại khoảnh khắc nhìn thấy những đồng nghiệp của nằm chết trên sàn nhà. Anh cũng lên tiếng chỉ trích những nhà lãnh đạo tham gia cuộc tuần hành khổng lồ tưởng nhớ các nạn nhân trên đường phố Paris hôm 14/01.
Với anh, họ là những người tham gia cuộc diễu hành để ủng hộ quyền tự do ngôn luận, trong khi thực tế tại đất nước họ, báo chí lại bị kiểm duyệt.
Họa sĩ tranh biếm họa Renald Luzier - bút danh Luz là nạn nhân duy nhất sống sót trong vụ thảm sát tòa soạn báo trào phúng Charlie Hebo
17 người đã bị thiệt mạng trong 3 ngày bạo động ở Thủ đô Paris. Ngày 07/01, 12 người bị bắn chết trong vụ xả súng vào tòa soạn Charlie Hebdo, trong đó có 5 người là họa sĩ tranh biếm họa có tiếng của tạp chí.
Ngày 09/01, vụ tấn công siêu thị thực phẩm của người Do Thái khiến 4 người thiệt mạng. Trước đó một ngày, ngày 08/01, 1 nữ nhân viên cảnh sát bảo vệ tòa nhà cũng đã không may mắn thoát khỏi họng súng của sát thủ Hồi giáo Amedy Coulibaly.
Cuộc phỏng vấn được thực hiện tại căn phòng mang dấu tích của một vụ tấn công tại Thủ đô Paris, và trong suốt câu chuyện với phóng viên Milene Larsson, điều dễ nhận thấy là càng lúc anh càng trở nên đau buồn.
Trong suốt câu chuyện với phóng viên Milene Larsson, điều dễ nhận thấy là càng lúc anh càng trở nên đau buồn.
Khi được hỏi làm thế nào anh sống sót trong vụ thảm sát đó, anh trả lời: “Làm sao tôi có thể biết được. Tôi may mắn. Vậy thôi”.
Anh nói thêm: “Đó là sinh nhật của tôi, ngày 07/01. Và khi ấy vợ chồng tôi vẫn còn đang ngủ”. Anh cũng giải thích rằng hôm đó vợ anh đã làm bánh và pha café cho anh uống, sau đó anh mới qua tòa soạn tham gia cuộc họp muộn.
Khi anh đến văn phòng Charlie Hebdo, mọi người nói anh không được vào tòa nhà vì có hai tay súng vừa đi vào đó. “Chúng tôi cố gắng hiểu xem chuyện gì đang diễn ra. Chúng tôi không thể đi vào. Chúng tôi cảm thấy có một điều gì vô cùng kỳ lạ. Và sau đó chúng tôi đã nghe thấy tiếng súng đầu tiên”.
Anh mô tả anh đã chạy ra phía sau con phố như thế nào và anh đã nhìn thấy hai tay súng mặc đồ đen, những kẻ vừa bắn vào tòa soạn của anh.
“Tôi chạy bộ lên văn phòng. Tôi bắt đầu nhìn thấy những bước chân đầy máu. Sau đó tôi hiểu rằng đó là máu của những người đồng nghiệp. Tôi nhìn thấy mọi người nằm trên sàn. Một người úp mặt xuống sàn”, Luz kể.
Càng lúc càng đau khổ, anh nói rằng ngay khi đó các nhân viên y tế cần thắt lưng để cầm máu, nhưng hôm đó anh lại không đeo thắt lưng. “Điều kỳ lạ là điều mà bạn không bao giờ chuẩn bị để đón nhận nó. Paris không chuẩn bị để đón nhận những sự kiện như thế này”, anh nói.
Phóng viên Larsson hỏi họa sĩ Luz: “Có nhiều người trên thế giới nói rằng họ là Charlie, vậy anh nghĩ Charlie là biểu tượng cho cái gì và anh cảm thấy như thế nào về điều này?”.
Anh kể hồi lâu về quãng thời gian tòa soạn bị thiêu rụi vì đã “báng bổ” nhà tiên tri Muhammad. “Những kẻ đi sau sự kiện ấy nói rằng họ ủng hộ quyền tự do ngôn luận. Nhưng lúc đó, vào thời điểm đó, khi tất cả mọi người nói rằng “Tôi là Charlie” thì đối với tất cả chúng tôi trở thành một biểu tượng thật là khó khăn. Bởi vì Charlie luôn đấu tranh chống lại các biểu tượng”.
“Làm thế nào chúng ta phá vỡ ảo tưởng của biểu tượng này? Biểu tượng mà chúng ta trở thành?”, phóng viên Larsson hỏi.
“Sự hài hước không giết chết bất kỳ ai. Chúng ta không phải là nô lệ của cảm giác hài hước của người khác”, Luz trả lời.
“Liệu anh có từng nghĩ rằng một số tranh biếm họa của mình nhạo báng cộng đồng người Hồi giáo hay không?”.
Luz thẳng thắn: “Tôi nghĩ hầu hết tín đồ Hồi giáo không quan tâm đến Charlie Hebdo. Những người khẳng định tất cả tín đồ Hồi giáo bị xúc phạm chính là những kẻ cho rằng người Hồi giáo là kẻ khờ, tôi nghĩ vậy. Chúng tôi không xem người Hồi giáo là những kẻ khờ khạo”.
Luz cũng kể lại anh đã ôm một người bạn là người Hồi giáo của Tổng biên tập Charb tại lễ tang ra sao, và người đàn ông Hồi giáo ấy đã khóc và nói lời xin lỗi như thế nào. Luz bảo người đàn ông ấy rằng ông ta chẳng có gì phải xin lỗi cả, và hai người đàn ông đã ôm nhau khóc.
"Họ đạo đức giả. Trong tham gia cuộc diễu hành mang tên tự do ngôn luận trong khi chính họ lại áp đặt những quyền kiểm duyệt báo chí ở chính đất nước mình”, Luz nói.
Khi được hỏi ý kiến về cuộc tuần hành “Je Suis Charlie” (Tôi là Charlie) của hàng triệu người và sự tham gia của lãnh đạo trên thế giới hôm 11/01 để tưởng nhớ các nạn nhân và ủng hộ quyền tự do ngôn luận, anh chia sẻ: “Khi đó tôi đã rất hạnh phúc vì được mọi người ủng hộ, nhưng thái độ đạo đức giả của một số nhà lãnh đạo thế giới làm tôi buồn”.
“Bất ngờ Arập Xêút nói rằng “Tôi là Charlie”, nhưng thực tế không phải vậy”.
Anh lên tiếng chỉ trích: “Họ (những nhà lãnh đạo thế giới” đạo đức giả. Trong tham gia cuộc diễu hành mang tên tự do ngôn luận trong khi chính họ lại áp đặt những quyền kiểm duyệt báo chí ở chính đất nước mình”.