Ngày 21/7, Bộ Ngoại giao Triều Tiên khẳng định, nhằm mục tiêu từ bỏ khả năng hạt nhân của nước này, Triều Tiên “không quan tâm” đến các cuộc đối thoại hạt nhân với Iran như Mỹ.
Lãnh đạo Triều Tiên, Kim Jong - un tại nhà máy khu công nghiệp liên hợp điện Kim Jong Thae ngày 20/7
Một báo cáo của Bình Nhưỡng trước đó cho thấy, chương trình hạt nhân là một sự "răn đe cần thiết" trong chính sách đối ngoại của đất nước. Và nước này coi đây là yếu tố quan trọng có thể cản trở các chính sách ngoại giao bất lợi của Mỹ về phía mình.
Ngày 21/7, Reuters dẫn lời phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Triều Tiên cho hay, thật không hợp lý khi so sánh tình hình của Triều Tiên với các thỏa thuận hạt nhân của Iran. Bởi vì, Triều Tiên luôn phải chịu sự khiêu khích quân sự của Mỹ, nhưng lại không được hưởng bất cứ lợi ích nào từ việc đơn phương đóng băng hoặc xóa sổ các chương trình hạt nhân. “Vì thế, Triều Tiên không quan tâm đến các cuộc đối thoại hạt nhân”, ông khẳng định.
Vào tuần trước, Mỹ và 5 cường quốc thế giới đã đi đến một thỏa thuận hạt nhân lịch sử. Theo đó, Iran sẽ giới hạn các hoạt động hạt nhân của mình trong nhiều năm đổi lấy việc giảm nhẹ các lệnh trừng phạt.
Đây được coi là một thắng lợi chính trị có ý nghĩa to lớn của Tổng thống Mỹ Barack Obama sau nhiều nỗ lực ngoại giao với các đối thủ lâu đời, trong đó bao gồm Triều Tiên.
Trong nhiều năm qua, Triều Tiên đã phải chịu nhiều biện pháp cấm vận của Mỹ, EU và LHQ về mua sắm trang thiết bị liên quan đến chương trình hạt nhân và tên lửa đạn đạo của nước này.
Tuy vậy, Triều Tiên vẫn khẳng định, “Chúng tôi mạnh về hạt nhân và điều đó tất nhiên sẽ mang lại những lợi ích riêng”.