Các cuộc thi sắc đẹp mang tầm quốc tế luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt từ phía công chúng.
Trong những ngày cuối năm 2018, những đại diện nhan sắc Việt tham dự Hoa hậu Hoàn vũ và Hoa hậu Thế giới là hai cuộc thi được công chúng quan tâm nhất. Đại diện Việt Nam tại hai cuộc thi này lần lượt là Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam H’Hen Niê và Hoa hậu Việt Nam Trần Tiểu Vy. Kể từ khi chính thức công bố Hoa hậu H'Hen Niê sẽ diện bộ trang phục "Bánh mỳ" để thi Miss Universe - Hoa hậu Hoàn vũ 2018, có rất nhiều ý kiến trái chiều được đưa ra. Phần đông khán giả nhận xét về bộ trang phục có phần kém sang và đặt dấu hỏi nghi vấn về việc đạo nhái ý tưởng đối với trang phục từng được sử dụng với ý tưởng món ăn Tom Yum từng gây ấn tượng với công chúng trước đó tại cuộc thi Hoa hậu Hoà bình Thái Lan 2018.
Vượt qua 6 thiết kế khác, bộ trang phục lấy cảm hứng từ bánh mỳ của Việt Nam đã chính thức được lựa chọn trở thành trang phục dân tộc để Hoa hậu H'Hen Niê diện khi tham dự Hoa hậu Hoàn vũ thế giới 2018.
Nhà thiết kế Đỗ Trịnh Hoài Nam
Là nhà thiết kế đã có 30 năm hoạt động trong ngành thời trang, trước câu hỏi dành cho bộ trang phục “bánh mỳ” của hoa hậu H’Hen Niê, Nhà thiết kế Đỗ Trịnh Hoài Nam bày tỏ quan điểm: “Cá nhân tôi luôn cố gắng để quảng bá với thế giới áo dài là quốc phục của Việt Nam. Khi thấy một hoa hậu mang Bánh mì ra nói là quốc phục thì tôi khó chấp nhận được điều đó. Ý tưởng mới lạ cho một cuộc thi là điều tốt nhưng không nên áp đặt đó là là văn hoá, trang phục dân tộc của Việt Nam khiến người nước ngoài nhìn nhận chưa đúng về trang phục dân tộc Việt Nam. Tôi đánh giá cao sự sáng tạo nhưng cần phù hợp. Ngay cả áo dài cũng phải quảng bá tốt nhất cho văn hoá Việt Nam từ thiết kế, chất liệu đến hoạ tiết. Bộ trang phục đã thành công về mặt truyền thông nhưng về mặt xã hội thì chưa ổn, có thể khiến giới trẻ nhìn nhận méo mó về quốc phục. Bánh mì có lẽ giúp cho ban tổ chức và thí sinh đi thi tạo được chú ý là chính. Dù sao tôi cũng gửi lời chúc đạt giải cao tới H’Hen Niê sẽ đạt giải cao với bộ trang phục lần này”.
Áo dài hay “bánh mỳ” - câu chuyện về một nhà thiết kế miệt mài với công cuộc truyền nghề cắt may áo dài
Nhà thiết kế Đỗ Trịnh Hoài Nam đam mê công việc đào tạo các học viên kế cận
Trong dự án năm 2018, Nhà thiết kế Đỗ Trịnh Hoài Nam đã đào tạo hàng nghìn học viên không chỉ ở Hà Nội và TP. HCM về kỹ thuật cắt may áo dài, anh chia sẻ: “Tôi hạnh phúc khi chỉ sau khóa học 4 ngày, các học trò của tôi đã học được công thức để tự thiết kế và cắt may cho mình những bộ áo dài đẹp. Tôi hy vọng với dự án này của Vẻ Đẹp Việt Nam, tôi có thể giúp những người yêu áo dài làm ra được những chiếc áo không nhăn nách, không dúm cổ, góp phần làm cho áo dài đẹp hơn, đa dạng hơn. Đặc biệt, trong các khóa học, những học trò của tôi mặc dù không phải là người mẫu nhưng họ đã có những khoảnh khắc tỏa sáng khi trình diễn bộ áo dài do chính tay mình cắt thiết kế trước những người hâm mộ áo dài. Đó là điều hạnh phúc lớn nhất của tôi.
Lớp học của Nhà thiết kế Đỗ Trịnh Hoài Nam tại Tp.HCM
Và tôi tin rằng, đây cũng là một cách để tôi tự nhân bản mình và để lại những di sản mà cho tới hàng trăm năm sau khi tôi mất, người ta vẫn nhắc đến một thời kỳ của áo dài Đỗ Trịnh Hoài Nam “Không nhăn nách, không dúm cổ”.
Nhà thiết kế Thảo Giang, từ chỗ là một cá nhân làm công việc tổ chức sự kiện, một người chỉ đơn giản là yêu thời trang, sau khóa học của NTK Đỗ Trịnh Hoài Nam, Thảo Giang đã tự tin trình diễn bộ sưu tập đầu tay.
“Là một nhà thiết kế trẻ, trước đây tôi chỉ yêu thích đồ đầm, đồ thời trang nhưng sau khóa học của thầy, tôi lại cảm thấy yêu áo dài hơn. Khi diện những bộ áo dài tự tay mình thiết kế đi đến sự kiện, ai cũng đều phải ngước nhìn và muốn chụp ảnh với tôi. Tôi đông khách hơn, tôi nổi tiếng và thành công hơn. Đó chính là nhờ những điều thầy đã dạy cho tôi.” – NTK Yến Nguyễn chia sẻ.
“Là một bệnh nhân ung thư, tôi nghĩ cuộc đời mình đã đặt dấu chấm hết. Nhưng khi đến với khóa học của thầy, thầy đã giúp đỡ, hỗ trợ tôi rất nhiều. Nhờ có tình yêu áo dài, tôi không chỉ may được những bộ áo dài đẹp mà từ đó, tôi có cuộc sống tốt hơn, được mọi người trân trọng hơn và trân trọng cuộc đời hơn.” – Cô học trò tên Lê Thị Loan với những quyến tâm vượt lên chính mình.
Miệt mài với việc lưu giữ và phát triển áo dài Việt không chỉ bằng những bộ sưu tập áo dài được ghi nhận bởi hàng loạt giải thưởng mà NTK Đỗ Trịnh Hoài Nam còn là người đam mê công tác đào tạo để có thể có nhiều hơn những thế hệ kế cận.