Tính năng Wi-Fi Sense trong Windows 10 có đáng lo?

Kiên Trung| 03/08/2015 11:58
Theo dõi Báo điện tử Công lý trên

Windows 10 bao gồm một tính năng mới gọi là Wi-Fi Sense. Nó có khả năng cho phép bạn bè của bạn tự động đăng nhập mà không cần mật khẩu nhưng có thể khiến một số người dùng khó chịu.

Tính năng Wi-Fi Sense trong Windows 10 có đáng lo?

Wi-Fi Sense có an toàn?

Microsoft kích hoạt tính năng Wi-Fi Sense mặc định trên Windows 10, nhưng nó không chia sẻ mạng của bạn theo mặc định. Bạn phải chủ động lựa chọn để chia sẻ mạng Wi-Fi của mình bằng cách nhấp chuột vào mục Share network with my contacts khi đăng nhập.

Khi chia sẻ mạng của bạn, tất cả các bạn bè trên Facebook cũng như Skype, và cả địa chỉ liên lạc trên Outlook.com sẽ có thể tự động đăng nhập vào mạng Wi-Fi của bạn khi máy tính Windows 10 của họ trong phạm vi phủ sóng. Với Wi-Fi Sense, họ không cần phải nhập mật khẩu để đăng nhập vào (nếu họ có một thiết bị Mac, iPhone hoặc Android vẫn sẽ phải cung cấp mật khẩu).

Sau khi bạn bè bạn kết nối qua Wi-Fi Sense, sau đó họ có thể chia sẻ mạng của bạn với bạn bè của họ. Kho mật khẩu Wi-Fi Sense trên mạng Wi-Fi của bạn sẽ được lưu trữ trên máy chủ của Microsoft. Nó được mã hóa, vì vậy nếu một kẻ tấn công đã đột nhập, mật khẩu của bạn sẽ xuất hiện dưới dạng văn bản bị cắt xén. Và Windows 10 không cho phép bạn chia sẻ khả năng truy cập vào mạng Wi-Fi công ty có sử dụng giao thức bảo mật đặc biệt.

Nguy hại an ninh từ Wi-Fi Sense

Như đã nói ở trên, sau khi bạn chia sẻ mạng với bạn bè của mình qua Wi-Fi Sense thì người đó hoàn toàn có thể tiếp tục chia sẻ mạng Wi-Fi đến người khác mà không nhất thiết họ phải có trong danh sách bạn bè của bạn. Điều này sẽ đặt ra một mối nguy hại về an ninh.

Tính năng Wi-Fi Sense trong Windows 10 có đáng lo?

Khi mọi người truy cập vào mạng của bạn, tất cả các điều xấu đều có thể xảy ra, bao gồm việc hack vào các thiết bị kết nối vào mạng đó như laptop hay smartphone. Từ đó chúng có thể ăn cắp dữ liệu từ thiết bị của bạn như ảnh, email, thông tin cá nhân…

Trước lo ngại này, Microsoft tuyên bố rằng nếu bạn chia sẻ mạng Wi-Fi gia đình của bạn thông qua Wi-Fi Sense, địa chỉ liên lạc của bạn sẽ không có quyền truy cập vào các máy tính khác, các thiết bị hoặc các tập tin được lưu trữ trên mạng của bạn. Điều này được thực hiện nhờ tính năng gọi là Network discovery, có khả năng phát hiện một máy tính khác kết nối với mạng phát ra từ bạn bè xâm nhập vào mạng Wi-Fi của bạn.

Điều này làm cho việc xâm nhập khó khăn hơn, nhưng không phải là không thể.

Có nên ngừng sử dụng Wi-Fi Sense?

Các thông tin từ Microsoft cho thấy bạn có thể đang an toàn khi sử dụng Wi-Fi Sense. Tất cả các kịch bản có thể xảy ra nhưng đều là cường điệu. Ngay cả trong trường hợp xấu nhất, sử dụng Wi-Fi Sense để ăn cắp dữ liệu nhạy cảm trên máy tính của bạn sẽ đòi hỏi người đó ngồi gần nhà bạn và sử dụng máy tính Windows 10.

Nhưng nếu bạn muốn bảo vệ những dữ liệu nhạy cảm thì có thể tạm dừng sử dụng Wi-Fi Sense. Windows 10 cho phép bạn làm điều đó trong phần Settings (phải mất một vài ngày để đăng ký). Bạn cũng có thể lựa chọn không cho phép phát tiếp ra ngoài từ một mạng khác bằng Wi-Fi Sense bằng cách thêm cụm từ “_optout” vào cuối tên mạng Wi-Fi của bạn.

Đọc tiếp
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Tính năng Wi-Fi Sense trong Windows 10 có đáng lo?