Đời sống

Tình cảm của người dân đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là rất lớn

Tuấn Dũng - Đức Sơn - Tuyết Nhung 26/07/2024 12:11

Lễ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng bước sang ngày thứ 2 từng dòng người từ khắp nơi đổ về Nhà Tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội chờ để vào viếng Tổng Bí thư ngày một đông hơn.

Ngày thứ 2 Lễ Quốc tang, từ sáng sớm ngày 26/7, trên khắp ngã đường của Hà Nội người dân đổ về khu vực Nhà Tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội xếp hàng để mong còn kịp thời gian được vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

65.png
Giao thông tại các ngã đường dẫn về khu vực Nhà Tang lễ Quốc gia đảm bảo thông thoáng, trật tự.
52.png
64.png
Người dân xếp hàng từ rất sớm để mong kịp viếng Tổng Bí thư trước khi tới thời gian Lễ truy điệu.
63.png

55.png
54.png
53.png
51.png
50.png
49.png
48.png
47.png
Nhà sử học Dương Trung Quốc có mặt từ sớm, đứng xếp hàng cùng người dân chờ vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
39.png
37.png
35.png
An ninh được đảm bảo tại tất cả các điểm chốt.
34.png
33.png
32.png
31.png
30.png
Dòng người vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng mỗi lúc một đông.
21.png
Ông Nguyễn Văn Tăng cùng vợ đã đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ rất sớm. Với sự bồi hồi xúc động ông chia sẻ rất tiếc thương và đau buồn khi biết tin Tổng Bí thư ra đi.

Cựu chiến binh tại Hà Nội (85 tuổi) Nguyễn Văn Tăng buồn và xúc động khi nghe tin Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng qua đời. Ông nói, cả cuộc đời Tổng Bí thư hy sinh cho đất nước, đấu tranh vì lợi ích của nhân dân nhưng đời sống thường nhật của vị lãnh đạo đứng đầu đất nước lại vô cùng giản dị, khiêm tốn. Từ giờ chúng ta những người dân Việt Nam sẽ không còn được gặp bác, không còn được nghe bác chỉ dạy. Nhưng những tư tưởng, những bài học của Tổng Bí thư để lại là vô cùng to lớn. Tôi tin tưởng từ những điều đó, thế hệ trẻ hôm nay sẽ vững vàng bước tiếp và đưa Việt Nam thành một nước hùng cường trên thế giới.

20.png
18.png
Bà Bùi Thị Phương không ngăn được dòng lệ khi nhắc đến Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Bà Bùi Thị Phương ở Thị trấn Chúc Sơn, Chương Mỹ, Hà Nội không cầm được nước mắt chia sẻ "Khi có được thông tin người dân chỉ cần mang theo căn cước để vào viếng, tôi đã đến Nhà Tang lễ để được vào viếng trực tiếp Tổng Bí thư. ”.

8.png
Bác Chu Quảng Cơ nhắc đến Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với cảm xúc nghẹn ngào.

Bác Chu Quảng Cơ (79 tuổi) ở Thị xã Sơn Tây, Hà Nội chia sẻ:" Tôi đi từ 5h sáng để tới Thủ đô viếng Tổng Bí thư. Nhìn dòng người đến viếng Tổng Bí thư ai cũng có cảm xúc giống nhau. Mọi người đến để tưởng nhớ, thắp nén hương để tiễn biệt một người con ưu tú của đất nước về với đất mẹ. Đến để gửi một lời cảm ơn sâu sắc nhất với vị lãnh đạo tài tình nhưng vô cùng giản dị. Tôi tin, những điều Tổng Bí thư đã xây dựng thế hệ trẻ sẽ biết cách phát huy và để Việt Nam phát triển nhiều hơn nữa.”

7.png
Ông Nguyễn Văn Tài (Bí thư Chi bộ 4, phường Vĩnh Phúc, quận Ba Đình, Hà Nội) bày tỏ cảm xúc của mình với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Ông Nguyễn Văn Tài (Bí thư Chi bộ 4, phường Vĩnh Phúc, quận Ba Đình, Hà Nội) nói ông rất đau xót khi nghe tin Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần. "Tổng Bí thư đã dành trọn cuộc đời, tận tâm, tận lực, tận hiến cho đất nước, cho Đảng, cho nhân dân; có nhiều công lao và cống hiến to lớn cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta. Tổng Bí thư ra đi là sự mất mát lớn của đất nước ta", ông Tài nói.

24.png
Đoàn viên Hoàng Lê Quỳnh Loan buồn bã khi nhắc đến Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Đoàn viên Hoàng Lê Quỳnh Loan từ Thanh Hoá ra Hà Nội từ đêm ngày 25/7 để viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chia sẻ: "Sự ra đi của người không chỉ là tiếc nuối của những thế hệ cha anh đi trước. Với chúng em lớp thanh niên trẻ của đất nước luôn dành cho Tổng Bí thư sự kính trọng đối với một người chiến sĩ cách mạng kiên trung, hy sinh rất nhiều cho đất nước, con người Việt Nam đến những giờ phút cuối cùng của cuộc đời. Từ đó chúng em thấy mình càng phải có hơn nữa trách nhiệm với Tổ quốc, với những hy sinh của Tổng Bí thư và các thế hệ đi trước đã dựng xây. Nhiệm vụ của chúng em là làm tiếp nối những truyền thống tốt đẹp của dân tộc và sáng tạo, dựng xây trong thời đại mới".

Chia sẻ với phóng viên Báo Công lý, ông Võ Sỹ Hùng (TP Vinh, Nghệ An) cho biết, biết tin từ 18h ngày 25/7 người dân có thể vào Viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, ông đã bắt chuyến xe tối muộn ra Hà Nội với tâm niệm được vào viếng, tỏ lòng biết ơn với công lao to lớn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với đất nước, với nhân dân. Ông muốn hòa mình vào dòng người cùng hàng vạn đồng bào khác, chờ được vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, người lãnh đạo vĩ đại của Đảng và nhân dân ta.

6.png
Những giọt nước mắt tiếc thương của nhân dân dành cho Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
29.png
28.png
27.png
26.png
25.png
23.png
19.png
17.png
16.png
15.png
14.png
13.png
12.png
11.png
10.png
9.png
5.png
4.png
img_8412-1-.jpg
thiet-ke-chua-co-ten.png

Trong hai ngày 25 và 26/7, Công an TP Hà Nội cấm tuyệt đối các phương tiện (trừ xe có phù hiệu bảo vệ, xe phục vụ Quốc tang) từ 6h đến 23h ngày 25/7 và từ 6h đến 14h30 ngày 26/7 trên các tuyến đường: Tăng Bạt Hổ, Phạm Đình Hổ (đoạn từ Lò Đúc đến Tăng Bạt Hổ), Nguyễn Công Trứ (đoạn từ Lò Đúc đến Trần Thánh Tông), Yec-Xanh, Trần Thánh Tông, Nguyễn Huy Tự, Lê Quý Đôn (đoạn từ Nguyễn Cao đến Yec-Xanh), Nguyễn Cao (đoạn từ Lê Quý Đôn đến Nguyễn Huy Tự), Hàng Chuối (đoạn từ Hàn Thuyên đến Nguyễn Công Trứ) và đường Trần Khánh Dư (đoạn từ Trần Hưng Đạo đến Lê Quý Đôn).

Từ 14h đến 18h ngày 26/7, cấm các phương tiện lưu thông trên tuyến Hồ Tùng Mậu (đoạn từ Lê Đức Thọ đến Nguyễn Cơ Thạch).

Các xe ô tô chở hàng có khối lượng hàng hóa chuyên chở từ 500 kg trở lên, xe ô tô chở khách từ 29 chỗ trở lên (trừ xe buýt, xe thu gom rác, xe giải quyết sự cố, xe có phù hiệu bảo vệ, xe phục vụ Quốc tang) và xe ô tô cá nhân, xe mô tô sẽ bị hạn chế hoạt động trên một số tuyến đường: Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Hai Bà Trưng, Lê Thánh Tông, Lò Đúc, Nguyễn Công Trứ (đoạn từ Lò Đúc đến Phố Huế), Trần Khánh Dư, Đê Nguyễn Khoái, Đê 401, Ngô Thì Nhậm, Lê Thánh Tông trong thời gian từ 6h đến 23h ngày 25/7 và từ 6h đến 14h30 ngày 26/7.

Từ 13h30 đến 15h ngày 26/7, tạm cấm các xe ô tô chở hàng có khối lượng hàng hóa chuyên chở từ 500 kg trở lên, xe ô tô chở khách từ 29 chỗ trở lên (trừ xe buýt, xe thu gom rác, xe giải quyết sự cố, xe có phù hiệu bảo vệ, xe phục vụ Quốc tang); hạn chế đối với xe ô tô cá nhân, xe mô tô và cấm triệt để các phương tiện theo hiệu lệnh của lực lượng chức năng trên các tuyến đường: Trần Thánh Tông, Lê Thánh Tông, Tràng Tiền, Hàng Khay, Tràng Thi, Điện Biên Phủ (đoạn từ Cửa Nam đến Trần Phú), Trần Phú, Sơn Tây (đoạn từ Trần Phú đến Kim Mã), Kim Mã, Đào Tấn (đoạn từ Kim Mã đến Liễu Giai), Liễu Giai (đoạn từ Đào Tấn đến Kim Mã), Nguyễn Chí Thanh, Trần Duy Hưng, Đường gom Đại lộ Thăng Long (đoạn từ Phạm Hùng đến Lê Quang Đạo), Lê Quang Đạo, Lê Đức Thọ, Hồ Tùng Mậu (đoạn từ Trần Vỹ đến Nguyễn Cơ Thạch).

Từ 15h30 đến 20h ngày 26/7, hạn chế các xe ô tô chở hàng có khối lượng hàng hóa chuyên chở từ 500 kg trở lên, xe ô tô chở khách từ 29 chỗ trở lên (trừ xe buýt, xe thu gom rác, xe giải quyết sự cố, xe có phù hiệu bảo vệ, xe phục vụ Quốc tang) hoạt động trên một số tuyến đường: Hồ Tùng Mậu (đoạn từ Nguyễn Cơ Thạch đến Phạm Hùng), Xuân Thủy, Cầu Giấy (đoạn từ Trần Thái Tông đến Trần Đăng Ninh), Trần Đăng Ninh (đoạn từ Cầu Giấy đến Nguyễn Khánh Toàn), Nguyễn Khánh Toàn, Đào Tấn, Kim Mã, Nguyễn Thái Học, Lê Duẩn (đoạn từ Nguyễn Thái Học đến Nguyễn Thượng Hiền), Nguyễn Thượng Hiền, Yết Kiêu (đoạn từ Nguyễn Thượng Hiền đến Thiền Quang), Thiền Quang.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Tình cảm của người dân đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là rất lớn