Thủ tướng Úc Scott Morrison đã kêu gọi một cuộc điều tra độc lập về dịch Covid-19, Trung Quốc lên tiếng phản đối và nói rằng lời kêu gọi có "động cơ chính trị". Trong khi đó, Pháp và Đức nói rằng giờ chưa phải lúc để tiến hành một điều tra.
Thủ tướng Úc Scott Morrison.
Tất cả các quốc gia thành viên của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nên ủng hộ một cuộc điều tra độc lập về dịch Covid-19, Thủ tướng Úc Scott Morrison tuyên bố khiến mối quan hệ giữa Úc và Trung Quốc thêm căng thẳng.
Úc đã trở thành một trong những nhà phê bình mạnh mẽ nhất của Bắc Kinh về cách xử lý sự lây lan của virus corona khi Thủ tướng Morrison kêu gọi một số nhà lãnh đạo thế giới ủng hộ một cuộc điều tra quốc tế về nguồn gốc và sự lây lan của nó, cũng như phản ứng của WHO.
Đại dịch Covid-19 bắt nguồn từ Trung Quốc, sau đó khiến khoảng 2,3 triệu người trên toàn cầu bị lây nhiễm và giết chết gần 160.000 người. Bắc Kinh đã phản đối quyết liệt lời kêu gọi một cuộc điều tra.
Thủ tướng Morrison nói rằng tất cả các thành viên của WHO nên có nghĩa vụ tham gia đánh giá. Ông tuyên bố thêm rằng Úc sẽ đề xuất một cuộc điều tra lên Hội đồng WHO vào ngày 17 tháng Năm.
“Chúng tôi muốn thế giới an toàn hơn. Tôi hy vọng rằng bất kỳ quốc gia nào khác, dù là Trung Quốc hay bất kỳ chính phủ nào khác, sẽ chia sẻ mục tiêu đó”, ông Morrison nói với các phóng viên ở Canberra.
Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Úc, nhưng các mối quan hệ ngoại giao đã trở nên xấu đi trong những năm gần đây trong bối cảnh Úc cáo buộc Bắc Kinh đã thực hiện các cuộc tấn công mạng và đã cố gắng can thiệp vào các vấn đề nội địa của Canberra.
Người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng nói rằng cuộc điều tra độc lập được đề xuất bởi Úc mang màu sắc chính trị.
Lời kêu gọi một cuộc điều tra của Úc sẽ giành được sự ủng hộ của Nhà Trắng - vốn cũng chỉ trích Trung Quốc và Tổ chức Y tế Thế giới về việc xử lý đại dịch và đã rút tiền tài trợ của Hoa Kỳ khỏi cơ quan Liên hợp quốc này.
Người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng nói rằng cuộc điều tra độc lập được đề xuất bởi Úc mang mầu sắc chính trị.
Dường như có ít sự nhiệt tình ủng hộ cho một cuộc điều tra ở châu Âu, khi cả Pháp và Anh đều cho rằng bây giờ không phải là lúc để truy cứu trách nhiệm.
Angela Merkel của Đức cho biết WHO là đối tác không thể thiếu của các chính phủ và nước này ủng hộ nhiệm vụ của họ.
Bình luận của Morrison được đưa ra chỉ vài giờ sau khi một quan chức chính phủ cao cấp của Úc kêu gọi các quốc gia G20 chấm dứt hoạt động của các khu chợ ẩm ướt buôn bán động vật hoang dã vì lo ngại chúng gây ra mối đe dọa đối với nền nông nghiệp cũng như sức khỏe con người.
Vụ dịch ở Trung Quốc được cho là bắt đầu tại một khu chợ ẩm ướt ở thành phố Vũ Hán. Những khu chợ như vậy là một phần quan trọng trong cuộc sống hàng ngày của người dân Trung Quốc, mặc dù không phải tất cả các khu chợ đều bán động vật hoang dã.
Trung Quốc áp đặt lệnh cấm tạm thời bán động vật hoang dã vào ngày 23 tháng 1 và hiện đang xem xét điều chỉnh luật pháp của mình để cấm buôn bán động vật hoang dã vĩnh viễn.
Bộ trưởng Nông nghiệp David Littleproud
Bộ trưởng Nông nghiệp David Littleproud cho biết, ông đã yêu cầu các quan chức chính phủ của G20 ủng hộ kế hoạch chấm dứt hoạt động của các khu chợ buôn bán động vật hoang dã.
Các quan chức Mỹ cũng kêu gọi đóng cửa các khu chợ bán động vật hoang dã trên khắp châu Á. Những khu chợ như vậy tồn tại khắp châu Á chủ yếu bán rau, hải sản và thịt tươi, một số khu chợ cũng bán những động vật đặc biệt.
Lời kêu gọi hành động toàn cầu của Úc được đưa ra khi nước này đã kiểm soát được sự lây lan của virus corona, với các ca nhiễm mới chỉ chiếm dưới 1% mỗi ngày. Úc có khoảng 6.600 trường hợp nhiễm coronavirus và 76 trường hợp tử vong do virus này.
Khoảng một phần ba trường hợp nhiễm virus corona của Úc liên quan đến tàu du lịch Ruby Princess thuộc sở hữu của công ty Carnival Corp.