Trường Đại học Sư phạm (Đại học Đà Nẵng), Trường Đại học Duy Tân và một số trường khác đã công bố điểm chuẩn đánh giá năng lực năm 2023.
Trường Đại học Sư phạm (Đại học Đà Nẵng), công bố điểm chuẩn các phương thức xét tuyển sớm của trường, trong đó có điểm chuẩn bằng điểm bài thi đánh giá năng lực. Ngành có điểm chuẩn cao nhất là Báo chí, lấy 750 điểm. Các ngành khác có điểm chuẩn ở mức 600.
Trong khi đó trường Đại học Duy Tân ngành có điểm chuẩn cao nhất là 3 ngành Dược, Y khoa, Bác sĩ Răng Hàm Mặt với 24 điểm. Để trúng tuyển 3 ngành này, ngoài mức điểm chuẩn, thí sinh tốt nghiệp THPT cần có học lực lớp 12 xếp loại Giỏi trở lên, hoặc điểm xét tốt nghiệp THPT từ 8.0 điểm trở lên.
Tính đến thời điểm hiện tại đã có 26 trường đại học, học viện trên cả nước đã công bố điểm chuẩn học bạ năm 2023. Theo đó, mức điểm chuẩn năm nay có nhiều biến động, chênh lệch giữa các trường.
Dẫn đầu về điểm chuẩn đánh giá năng lực đến thời điểm này là Trường Đại học Ngoại thương. Nhà trường quy đổi về thang 30 điểm theo yêu cầu của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Điểm chuẩn xét tuyển theo phương thức này của trường dao động từ 27,8 đến 28,1 điểm. Kinh tế (chương trình tiêu chuẩn) và Kinh doanh quốc tế (chương trình tiêu chuẩn) là hai ngành có điểm chuẩn cao nhất của trường khi xét tuyển bằng điểm bài thi đánh giá năng lực.
Trường Đại học Bách khoa (Đà Nẵng), nhóm ngành công nghệ thông tin có điểm chuẩn trên 900 điểm.
Nhiều trường đại học phía nam đã công bố điểm chuẩn xét tuyển theo phương thức sử dụng bài thi đánh giá năng lực do Đại học Quốc gia TPHCM, Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức, với mức điểm chuẩn khá thấp.
Mùa tuyển sinh các năm trước có nhiều trường công bố mức điểm chuẩn đánh giá năng lực từ 600 điểm trở lên như Trường Đại học Kiên Giang, Trường Đại học Nguyễn Tất Thành hay Trường Đại học Hùng Vương TPHCM. Điểm chuẩn năm nay các trường này đều giảm sâu.