Nỗi lo về bạo lực gia đình gia tăng trong đại dịch Covid-19

Trâm Anh (theo Reuters/AFP)| 01/04/2020 17:58
Theo dõi Báo điện tử Công lý trên

Khi các gia đình trên khắp châu Âu bị cách ly trong nhà để hạn chế sự lây lan của virus corona, nỗi sợ hãi về bạo lực gia đình đang ngày một gia tăng.

Từ Berlin đến Paris, Madrid, Rome và Bratislava, các hiệp hội giúp đỡ nạn nhân của bạo lực gia đình đã gióng lên hồi chuông cảnh báo sau khi châu Âu vượt qua Trung Quốc trở thành tâm điểm của đại dịch. "Đối với nhiều người, nhà của họ đã không phải là một nơi an toàn", Hiệp hội các trung tâm tư vấn và trợ giúp phụ nữ (BFF) của liên bang Đức nói.

Nỗi lo về bạo lực gia đình gia tăng trong đại dịch Covid-19

Bạo lực gia đình gia tăng khi lệnh cách ly xã hội được áp dụng khắp châu Âu để hạn chế sự lây lan của virus corona.

Những căng thẳng gây ra bởi sự cô lập xã hội đang làm gia tăng tâm lý căng thẳng và gia tăng "nguy cơ bạo lực gia đình và tình dục đối với phụ nữ và trẻ em", hiệp hội này cảnh báo. Những rủi ro không chỉ giới hạn ở những ngôi nhà đã xảy ra tình trạng bạo lực trước đây.

Trước những căng thẳng gây ra bởi sự giam cầm, những lo lắng xung quanh vấn đề công việc và tài chính cũng làm tăng khả năng xảy ra xung đột trong gia đình. "Dịch bệnh đang gây áp lực lớn cho các hộ gia đình", Florence Claudepierre, người đứng đầu Liên đoàn các cha mẹ FCPE ở thượng lưu sông Rhine, một khu vực bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch ở Pháp. Cô cho biết đang phải nghe những câu chuyện về tình trạng "cha mẹ đang rạn nứt, không thể tiếp tục" trong những gia đình trước đây không hề có vấn đề gì.

Tại Trung Quốc, sau vài tuần phong tỏa, tổ chức quyền phụ nữ Weiping đã báo cáo sự gia tăng gấp ba lần trong các báo cáo về bạo lực đối với phụ nữ. FCC Tại Tây Ban Nha, nơi có vụ dịch tồi tệ thứ hai ở châu Âu sau Ý, một bà mẹ 35 tuổi của hai người đã bị bạn đời sát hại vào tuần trước.

Trong tình trạng xã hội hiện tại thì có nghĩa là các nạn nhân của bạo lực gia đình cả về tinh thần lẫn thể chất - trẻ em, thanh niên và phụ nữ - "liên tục có sẵn" để thủ phạm lạm dụng, BFF cảnh báo.

Quyết định đóng cửa các trường học, câu lạc bộ thể thao và trung tâm thanh thiếu niên là rất quan trọng để hạn chế sự lây lan của virus và ngăn ngừa các bệnh viện khỏi bị quá tải, Rainer Rettinger, người đứng đầu một hiệp hội bảo vệ trẻ em Đức thừa nhận. Nhưng "ai sẽ là người chứng kiến và bảo vệ trẻ em bị lạm dụng trong giai đoạn xã hội đặc biệt này?" anh hỏi.

Khi các Chính phủ rót hàng tỷ đô la vào nền kinh tế và dịch vụ y tế của họ, họ "không nên quên mất tầm quan trọng của bình đẳng và nhân quyền cơ bản", Beatrice Fresko-Rolfo, báo cáo viên chung về bạo lực đối với phụ nữ trong hội nghị nghị viện của Hội đồng châu Âu diễn ra gần đây, cho biết.

Các hiệp hội chống bạo lực gia đình đang phải đối mặt với một con dao hai lưỡi: Nhiều nhân viên xã hội phải làm việc tại nhà có nghĩa là họ không thể tiếp cận nạn nhân và khi mọi người cần được đưa đến nơi an toàn, thường không có đủ chỗ trong các trại tị nạn. "Những người phụ nữ gần đây gọi cho chúng tôi về việc họ phải chịu đựng bạo lực ở nhà. Họ đang hỏi: Tôi có thể đi đâu?" Canan Gullu, từ liên đoàn các tổ chức phụ nữ của Thổ Nhĩ Kỳ cho biết.

Để khắc phục tình trạng này, ở Đức, Bộ trưởng Gia đình Franziska Giffey đã kêu gọi các thành phố tổ chức các cơ sở tiếp nhận lời cầu cứu thay thế nếu cần thiết, trong khi nước láng giềng Áo thì cung cấp thêm các nhà trú ẩn cho những phụ nữ phải chịu bạo lực gia đình hoặc loại bỏ các thành viên gia đình bạo lực khỏi các hộ gia đình bị cách ly.

Ở các quốc gia có lệnh phong tỏa nghiêm ngặt, chẳng hạn như Ý, nạn nhân được miễn một số quy tắc - chẳng hạn như yêu cầu mang theo tài liệu chứng minh lý do họ rời khỏi nhà - nếu họ cần đến trung tâm tị nạn. "Đây là tình hình chưa bao giờ xảy ra", Adriana Havasova, một nhà tâm lý học đến từ Bratislava nói. Cô hy vọng việc cách ly sẽ chỉ diễn ra trong hai hoặc ba tuần. “Nếu lệnh cách ly xã hội diễn ra trong vài tháng, tôi không thể tưởng tượng được bạo lực gia đình có thể tăng thêm bao nhiêu", cô cảnh báo.

Đọc tiếp
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Nỗi lo về bạo lực gia đình gia tăng trong đại dịch Covid-19