Căng thẳng Mỹ - Iran: Khủng hoảng chưa kết thúc?

Trâm Anh (theo AFP/Reuters)| 09/01/2020 22:33
Theo dõi Báo điện tử Công lý trên

Mỹ, Iran rút lui khỏi bờ vực chiến tranh nhưng những lời đe dọa mới cho thấy khủng hoảng chưa kết thúc.

Lo ngại một cuộc chiến tranh sẽ xảy ra ở Trung Đông đã được xoa dịu sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump kiềm chế không ra lệnh hành động quân sự nhiều hơn và Bộ trưởng Ngoại giao Iran nói rằng cuộc tấn công tên lửa đã kết thúc.

Khủng hoảng chưa kết thúc

Trong khi các nguồn tin của chính phủ Mỹ và châu Âu cho biết họ tin rằng Iran đã cố tình tìm cách tránh thương vong cho quân đội Mỹ trong các cuộc tấn công tên lửa của mình để ngăn chặn sự leo thang, các nhà phê bình Dân chủ vẫn tiếp tục chỉ trích Tổng thống Trump đã quá liều lĩnh trong việc xử lý Iran.

Tuy nhiên các nhà phân tích nói rằng, ông Trump muốn tránh lún sâu vào một cuộc xung đột trong năm tiến hành bầu cử ở Mỹ. Trong khi đó, Iran cũng cố gắng tránh sự đối đầu trực tiếp với các lực lượng có sức mạnh vượt trội của Hoa Kỳ nhưng vẫn có thể kêu gọi các dân quân ủy nhiệm trên toàn khu vực hành động khi các lệnh trừng phạt của Mỹ bắt đầu.

Căng thẳng Mỹ - Iran: Khủng hoảng chưa kết thúc?

Tổng thống Donald Trump và Phó Tổng thống Mike Pence nói chuyện với các cố vấn cấp cao của Nhà Trắng trong cuộc họp về cuộc tấn công tên lửa của Iran vào các căn cứ quân sự của Mỹ tại Iraq trong Phòng Tình huống của Nhà Trắng, Washington, Mỹ ngày 7 tháng 1 năm 2020.

Mặc dù các bước leo thang căng thẳng Trung Đông đã được kiềm chế nhưng các tướng lĩnh Iran đã tiếp tục các cảnh báo thường xuyên của họ đối với Washington.

Lực lượng Vệ binh Cách mạng hùng mạnh của Iran cũng đưa ra các mối đe dọa mới đối với Washington, với một cảnh báo của chỉ huy cấp cao về việc trả thù nhanh chóng của Hồi giáo và một lãnh đạo khác nói rằng các cuộc tấn công tên lửa chỉ là khởi đầu của một loạt các cuộc tấn công trên toàn khu vực.

Người đứng đầu mới của Lực lượng Quds, người điều hành các hoạt động quân sự nước ngoài của Iran, cho biết ông sẽ đi theo con đường của người tiền nhiệm đã bị sát hại Soleimani. “Chúng tôi sẽ tiếp tục đi trên con đường sáng chói này bằng sức mạnh”, Thiếu tướng Esmail Ghaani nói.

Soleimani đã tạo ra một phạm vi ảnh hưởng của Iran từ Syria, Lebanon, Iraq tới Yemen, thách thức đối thủ trong khu vực là Arab Saudi cũng như Hoa Kỳ và Israel.

Các bình luận quân sự mới hoàn toàn trái ngược với những tuyên bố của Ngoại trưởng Iran Javad Zarif, cho biết Tehran không muốn leo thang chiến tranh.

Mặc dù có nhiều khó khăn trong đối thoại giữa hai nước, các nhà phân tích cho biết Iran sẽ không tìm kiếm một cuộc chiến thông thường với Washington và nó có thể chuyển sang các lực lượng đồng minh trong khu vực.

Tiếp tục kêu gọi kiềm chế

Iran đã bắn tên lửa tại các căn cứ ở Iraq, nơi quân đội Hoa Kỳ đóng quân để trả thù cho vụ giết người trong một cuộc tấn công bằng máy bay không người lái của Mỹ của tướng quân mạnh mẽ Qassem Soleimani ở Baghdad vào ngày 3 tháng 1.

Các hành động sau nhiều tháng căng thẳng đã gia tăng đều đặn kể từ năm 2018, khi Tổng thống Trump rút Hoa Kỳ ra khỏi Hiệp ước hạt nhân JCPOA giữa Iran với các cường quốc thế giới và áp dụng các biện pháp trừng phạt đã làm giảm xuất khẩu dầu của Tehran và cản trở nền kinh tế của nước này.

Tổng thống Trump đã nói với người Mỹ trong một bài phát biểu trên truyền hình: “Quân đội Hoa Kỳ đã được tái thiết toàn bộ dưới chính quyền của tôi với chi phí 2,5 nghìn tỷ USD. Lực lượng vũ trang Mỹ là mạnh nhất trong lịch sử. Tên lửa của chúng tôi to lớn, mạnh mẽ, chính xác, nhanh chóng và chết người. Rất nhiều các tên lửa siêu thanh đang trong quá trình xây dựng. Tuy nhiên, thực tế rằng chúng ta có quân đội và khí tài hùng mạnh không có nghĩa là chúng ta phải sử dụng nó. Chúng tôi không muốn sử dụng nó. Sức mạnh của nước Mỹ, bao gồm cả quân sự và kinh tế, là biện pháp phòng ngừa chiến tranh tốt nhất”.

Tổng thống Trump thường chỉ trích những người tiền nhiệm của mình vì các cuộc chiến tranh ở nước ngoài kéo dài và tốn kém.

Tổng thống Trump cũng cho biết đã đến lúc các cường quốc thế giới thay thế Hiệp ước hạt nhân JCPOA năm 2015 bằng một thỏa thuận mới cho phép Iran phát triển mạnh và thịnh vượng.

Nhưng ông Trump, người bị luận tội hồi tháng trước, cũng nói rằng ông sẽ áp đặt các biện pháp trừng phạt nghiêm ngặt hơn đối với Iran, mà không đưa ra chi tiết.

Đại sứ của Iran Majid Takht Ravanchi tại Liên hợp quốc nói rằng Teheran không thể tin tưởng bất kỳ ý tưởng đối thoại nào khi Tổng thống Trump đe dọa sẽ tăng cường trừng phạt kinh tế đối với nước này.

Washington cho biết họ thấy Tehran đang có dấu hiệu muốn các đồng minh của mình kiềm chế hành động mới chống lại quân đội Mỹ. Phó Tổng thống Hoa Kỳ Mike Pence, phát biểu trên Fox News, cho biết: “Hiện chúng tôi tiếp tục nhận được tin Iran đang dừng lại, nhưng theo chỉ đạo của tổng thống, chúng tôi sẽ vẫn cảnh giác”.

Ở Iraq láng giềng, các nhóm Shi'ite Hồi giáo vốn phản đối sự hiện diện của quân đội Hoa Kỳ cũng tìm cách làm dịu những cảm xúc tiêu cực đang dâng trào trong nhiều tuần qua.

Moqtada al-Sadr, một giáo sĩ Shi'ite có ảnh hưởng phản đối sự can thiệp của Mỹ và Iran ở Iraq, cho biết cuộc khủng hoảng đã kết thúc và kêu gọi các phe phái của Iraq kiên nhẫn và không bắt đầu các hành động quân sự.

Đọc tiếp
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Căng thẳng Mỹ - Iran: Khủng hoảng chưa kết thúc?