Giao thông

Tập huấn nghiệp vụ điều tra giải quyết tai nạn giao thông

Ngọc Minh 25/11/2024 - 12:34

Ngày 25/11, tại TT-Huế, Cục Cảnh sát giao thông, Bộ Công an tổ chức lễ khai mạc lớp tập huấn nghiệp vụ công tác điều tra giải quyết tai nạn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa của lực lượng Cảnh sát giao thông. Lớp tập huấn sẽ diễn ra từ ngày 25 - 29/11.

Thiếu tướng Nguyễn Văn Minh, Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông dự và phát biểu tại lớp tập huấn.

Tham gia lớp tập huấn có 154 học viên thuộc lực lượng CSGT Công an 09 tỉnh: Thừa Thiên Huế, Bình Định, Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Khánh Hòa, Lâm Đồng, Phú Yên và Quãng Ngãi.

z6066951828448_06c3f04b3d9f77cfd87054d6b0b70934.jpg
Thiếu tướng Nguyễn Văn Minh, Phó Cục trưởng Cục CSGT, Bộ Công an phát biểu tại Lễ khai mạc

Trong thời gian tập huấn, các học viên sẽ được nghe các báo cáo viên truyền đạt 08 chuyên đề liên quan đến công tác điều tra, giải quyết TNGT gồm: Những quy định của pháp luật về công tác điều tra, giải quyết TNGT của lực lượng CSGT; công tác tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố; phương pháp phát hiện, thu thập bảo quản dấu vết, đánh giá quá trình hình thành dấu vết; Công tác khám nghiệm hiện trường vụ TNGT; công tác khám nghiệm phương tiện liên quan vụ TNGT; công tác báo cáo, thống kê, tổng hợp và xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu TNGT của lực lượng CSGT.

Phát biểu tại lớp tập huấn, Thiếu tướng Nguyễn Văn Minh, Phó Cục trưởng CSGT, nhấn mạnh: theo thống kê của Cục CSGT, trung bình hàng năm xảy ra gần 22.000 vụ TNGT, làm chết gần 12.000 người, làm bị thương gần 16.000 người. Trong đó, cơ quan điều tra khởi tố và đề nghị truy tố gần 4.800 vụ, số vụ TNGT không có dấu hiệu tội phạm do lực lượng CSGT các cấp tiến hành điều tra, giải quyết hàng năm là trên 17.000 vụ.

z6066951818705_94419ccb676dff155211b3cd25e9b2dc.jpg
Các đại biểu tham gia lớp tập huấn

Do vậy, việc điều tra, giải quyết TNGT là một trong những nhiệm vụ rất quan trọng, đòi hỏi cán bộ làm công tác này phải có chuyên môn, nghiệp vụ cao, nắm vững các quy định của pháp luật hình sự, tố tụng hình sự, hành chính, giao thông dân sự… đến kỹ thuật cầu đường, phương tiện, kỹ năng điều khiển phương tiện và của người tham gia giao thông…, cũng như vận dụng các thủ thuật, chiến thuật trong các hoạt động điều tra khám nghiệm hiện trường, phương tiện, công trình đường bộ, lấy lời khai…

Từ kết quả của công tác điều tra, giải quyết TNGT, có thể thống kê, đánh giá, tìm ra đặc điểm, nguyên nhân và điều kiện dẫn đến TNGT trên các tuyến, để từ đó đề ra được những giải pháp căn cơ, xác định đúng đối tượng, thời gian, địa điểm xảy ra TNGT…, để có những giải pháp phòng ngừa, ngăn chặn, làm giảm thiểu thiệt hại do TNGT gây ra.

z6066951831429_88c603f9ecb6e3ed3f80b571937ece5d.jpg
Toàn cảnh lễ khai mạc

Nhằm nâng cao trình độ nghiệp vụ, pháp luật và những kỹ năng, cập nhật những văn bản quy phạm pháp luật mới như Luật TTATGT đường bộ, Thông tư 26 về thống kê và xây dựng cơ sở dữ liệu TNGT, Hướng dẫn liên ngành số 02 và 218… trong công tác điều tra, giải quyết TNGT, Cục CSGT đã xây dựng Kế hoạch về tập huấn nghiệp vụ công tác điều tra, giải quyết TNGT của lực lượng CSGT.

Để hoàn thành các mục tiêu đề ra, đồng chí Phó Cục trưởng Cục CSGT đề nghị các học viên tham gia lớp tập huấn tham gia đầy đủ, thực hiện nghiêm túc theo Điều lệnh CSGT, tập trung lắng nghe để tiếp thu tối đa các kiến thức mà báo cáo viên truyền đạt trong quá trình tập huấn. Sau khi tập huấn, vận dụng tốt những kiến thức, kinh nghiệm đã lĩnh hội được trên lớp vào thực tế công tác điều tra, giải quyết TNGT đảm bảo đúng quy định của pháp luật; không bỏ lọt hành vi vi phạm và tội phạm; xác định rõ nguyên nhân, điều kiện gây TNGT để có kiến thức phòng ngừa.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Tập huấn nghiệp vụ điều tra giải quyết tai nạn giao thông