Tại sao chúng ta cần năm nhuận?

Nhật Minh| 29/02/2016 10:43
Theo dõi Báo điện tử Công lý trên

Tại sao tháng 2 có năm chỉ có 28 ngày, có năm lại có tới 29 ngày?”, “Tại sao lại cần ngày nhuận?”… là câu hỏi mà chắc hẳn không ít bậc phụ huynh nhận được từ con mình.

Dương lịch là loại lịch mà ngày tháng của nó chỉ ra vị trí của Trái Đất trong chuyển động của nó xung quanh Mặt Trời (hay nói tương đương là vị trí biểu kiến của Mặt Trời trên thiên cầu).

Trong đời sống của chúng ta hiện nay, việc phân chia thời gian biểu cho mọi hoạt động sinh hoạt, học tập, làm việc… được tính theo lịch dương (hay lịch Mặt Trời). Còn lịch âm (lịch Mặt Trăng) thường được sử dụng khi nhắc tới các mốc thời gian gắn liền với lễ hội, ma chay, cưới hỏi…

Tại sao cần năm nhuận?

Dương lịch là loại lịch mà ngày tháng của nó chỉ ra vị trí của Trái Đất trong chuyển động của nó xung quanh Mặt Trời. Và thuật ngữ dương lịch mà chúng ta thường nhắc tới là lịch Gregory. Thực tế, có nhiều loại lịch khác nhau - với cách tính toán ngày tháng dựa trên sự chuyển động của Trái Đất xung quanh Mặt Trời như đã nói.

Tại sao chúng ta cần năm nhuận?

Tháng 2 trong năm nhuận có 29 ngày

Tháng 2/2016 có 29 ngày. Tháng 2 gọi là tháng nhuận; và năm 2016 được gọi là năm nhuận.  

Theo cách tính thông thường, một năm có 365 ngày. Thế nhưng, thực tế để quanh hết một vòng quanh Mặt Trời, trải qua đủ 4 mùa trong 1 năm, Trái Đất cần thêm 5 giờ, 48 phút và 46 giây nữa.

Khoảng thời gian còn “thừa” này sẽ được cộng dồn lại, sau 4 năm sẽ được 1 ngày. Như vậy, cứ 4 năm sẽ có một năm 366 ngày, gọi là năm nhuận. Ngày nhuận này được tính vào tháng 2. Và do đó, tháng 2/2016 có 29 ngày. Việc “phát sinh” thêm các năm nhuận chính là để giúp thời gian trên lịch trùng khớp với năm dương lịch.

Ngoài dương lịch, chúng ta còn sử dụng âm lịch - lịch Mặt Trăng. Tháng Mặt Trăng trung bình có 29,53 ngày. Một năm âm lịch có 354 ngày, ngắn hơn năm dương lịch 11 ngày. Cứ 3 năm lại ngắn hơn 33 ngày (hơn 1 tháng). Do vậy, cứ sau một vài năm âm lịch sẽ có một tháng nhuận (tháng thứ 13) để đảm bảo năm lịch lịch thương đối phù hợp với chu kỳ thời tiết, là yếu tố phụ thuộc vào chu kỳ quay của Trái Đất xung quanh Mặt Trời.

Cách tính năm nhuận

Hầu hết các năm nhuận đều là những năm chia hết cho 4. Chẳng hạn, năm 2016 sẽ là: 2016: 4 = 504.

Tuy nhiên, cũng có một số ngoại lệ có thể chia hết cho 4 mà không phải là năm nhuận, đó là các năm tròn trăm. Chẳng hạn như năm 1700, 1800 và 1900 không phải là năm nhuận. Và để tính xem những năm tròn trăm có phải là năm nhuận hay không thì bạn hãy xem nó có chia hết cho 400 hay không nhé, cụ thể như năm 1600 và năm 2000.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Tại sao chúng ta cần năm nhuận?