Số Charlie Hebdo mới nhất đăng biếm họa đình chiến tại Donetsk gây bất bình

Hà Kim| 02/03/2015 07:16
Theo dõi Báo điện tử Công lý trên

Mới đây nhất, Charlie Hebdo cho đăng tải một bức tranh biếm họa về đống đổ nát tại Donetsk với chú thích “quá chán với thỏa thuận ngừng bắn ở Donetsk”. Điều này đã gây nhiều bất bình với các nhà chính trị Nga và Ukraina.

Tranh biếm họa của tạp chí Pháp vẽ cảnh ba người đàn ông và một phụ nữ đứng giữa thành phố đổ nát và chuyện trò với nhau. Một người nói rằng, “quá chán với thỏa thuận ngừng bắn ở Donetsk”, và do đó "chẳng có gì hay cho chúng ta vẽ tranh châm biếm”.

Số Charlie Hebdo mới nhất đăng biếm họa đình chiến tại Donetsk gây bất bình

Ấn bản mới của Chalie Hebdo biếm họa thỏa thuận ngừng bắn ở phía đông Ukraine gây nhiều bất bình 

Người đứng đầu của hạ viện thuộc Ủy ban đối ngoại Quốc hội Nga, Alexei Pushkov hôm qua cho biết qua Twitter rằng, việc đăng bức tranh biếm họa về của thỏa thuận ngừng bắn ở phía đông Ukraine trên của tạp chí châm biếm của Pháp Chalie Hebdo quả là điều tồi tệ.

Ông nói thêm rằng, “điều này thực sự là một hành động ghê tởm chứ không phải là tự do ngôn luận”.

Chuyên viên chính trị học Ukraina Vladimir Kornilov cũng đã phát biểu ý kiến trên trang Facebook của mình rằng, lối hài hước như vậy của Charlie Hebdo hoàn toàn không phù hợp trong bối cảnh bắt đầu ngưng chiến ở Donbass.

Thỏa thuận ngừng bắn ở phía đông Ukraine có hiệu lực vào ngày 15/2, ba ngày sau khi Đức, Pháp, các nhà lãnh đạo Nga và Ucraina đưa ra một loạt các biện pháp để chấm dứt xung đột trong khu vực. Tuy nhiên, chỉ 3 trong số 13 điểm thỏa thuận là tuân thủ ngừng bắn, thu hồi vũ khí hạng nặng và trao đổi tù nhân.

Ngày 7/1, các tay súng Hồi giáo xông vào trụ sở tòa soạn tạp chí châm biếm Charlie Hebdo tại trung tâm Paris, bắn chết 12 người.

Để phản đối cuộc tấn công, ngay số tiếp theo sau vụ nổ súng, tổ chức truyền thông đã đưa ra ấn bản mới nhất mô tả nhà tiên tri Muhammad cầm lên tay một tấm biển "Je suis Charlie" (Tôi là Charlie) - một khẩu hiệu thể hiện sự thương tiếc của Charlie Hebdo với những nhân viên bị giết, mắt đẫm lệ.

Cuộc tấn công đã gây nên hàng loạt những cuộc biểu tình ủng hộ tự do báo chí tại nhiều thành phố ở Pháp và trên toàn thế giới. Tuy nhiên, tại một số nước hàng ngàn người Hồi giáo đổ xuống đường phản đối vì cho rằng Charlie Hebdo đã xúc phạm nhà tiên tri của họ.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Số Charlie Hebdo mới nhất đăng biếm họa đình chiến tại Donetsk gây bất bình