Smartphone quét võng mạc đầu tiên được ra mắt

Kiên Trung| 16/05/2015 09:07
Theo dõi Báo điện tử Công lý trên

Chiếc smartphone có khả năng quét mống mắt đầu tiên đã được Fujitsu cho ra mắt với tên gọi Arrows NX F-04G, dựa trên sự hợp tác giữa công ty này với nhà mạng NTT DoCoMo của Nhật Bản.

Thông qua Arrows NX F-04G nhà mạng DoCoMo tuyên bố rằng, máy có khả năng quét mống mắt để mở khóa điện thoại, thực hiện thanh toán di động và đăng nhập thông tin web nhờ mô-đun ActiveIRIS của Delta ID tích hợp sẵn bên trong để quét. Các thành phần trong mô-đun ActiveIRIS bao gồm đèn LED và camera hồng ngoại có khả năng đọc mống mắt của bạn để lấy mật khẩu. Bạn có thể tạo ra mẫu nhận diện bằng cả hai mắt, và mô-đun sẽ nhận diện đôi mắt của bạn trong khoảng cách tối đa 50 cm.

Smartphone quét võng mạc đầu tiên được ra mắt

Đây là công nghệ đã được Fujitsu giới thiệu lần đầu tiên thông qua một nguyên mẫu tại triển lãm Mobile World Congress (MWC) diễn ra ở Barcelona, Tây Ban Nha hồi tháng Ba năm nay. ActiveIRIS làm việc khá tốt, có khả năng quét tròng đen của ba người (cả có kính lẫn không đeo kính) chỉ trong chưa đến 1 giây, thậm chí chỉ khoảng 150 mili giây. Đó là tốc độ cần thiết để phục vụ cho hoạt động thanh toán di động hay tương tự, khi cách đây ba năm, một nhà quản lý thanh toán ở London phàn nàn rằng, công nghệ NFC quá chậm để có thể đáp ứng nhu cầu tốc độ của các hệ thống thanh toán.

Ngoại trừ tính năng quét võng mạc, các thông số còn lại của Arrows NX F-04G thực sự chưa ấn tượng ở chất lượng màn hình khi chỉ đạt độ phân giải 960 x 540 pixel trên kích thước 5,2 inch. Trong khi các thông số chip tốc độ 2 GHz, RAM 3 GB và bộ nhớ trong 32 GB không hỗ trợ mở rộng có thể được xem là tạm ổn.

Smartphone quét võng mạc đầu tiên được ra mắt

Được biết, Fujitsu không phải công ty duy nhất khám phá ra phương pháp nhận dạng sinh trắc học mới trên smartphone. Nhà sản xuất ZTE cũng từng giới thiệu tại MWC mẫu smartphone Grand S3 tích hợp phần mềm bảo mật EyeVerify có khả năng đọc các tĩnh mạch trong mắt một người.

Trong khi đó, Qualcomm cũng phát hành công nghệ Sense ID sử dụng sóng siêu âm để xác định các gờ và lỗ chân lông mồ hôi của dấu vân tay và kiểm tra lưu lượng máu. Còn Hoyos Labs sử dụng khả năng nhận dạng khuôn mặt ở độ phân giải cao để đảm bảo trang web có thể bảo vệ mật khẩu và các thông tin cho ứng dụng.

Cũng đừng quá ngạc nhiên nếu máy tính trong tương lai sẽ tích hợp công nghệ quét võng mạc, đặc biệt khi Windows 10 đi kèm tính năng có tên gọi Hello, một nền tảng xác thực cảm biến sinh trắc học của Microsoft.

Smartphone quét võng mạc đầu tiên được ra mắt

Fujitsu có kế hoạch cung cấp ActiveIRIS cho các giải pháp bảo mật doanh nghiệp, và Delta ID tin công nghệ của mình một ngày nào đó sẽ được sử dụng để bảo đảm an ninh cho các tài khoản ngân hàng.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Smartphone quét võng mạc đầu tiên được ra mắt