“Sinh nghề tử nghiệp” trong bóng đá

Sơn Triệu| 20/07/2016 09:56
Theo dõi Báo điện tử Công lý trên

Chấn thương của Demba Ba mới đây tại giải nhà nghề Trung Quốc làm xôn xao dư luận thế giới. Thế mới biết, bất kỳ công việc gì đều có thể gặp bất chắc như câu dân gian ta hay nói: “sinh nghề tử nghiệp”.

Giải bóng đá chất lượng hàng đầu Trung Quốc đang có những thay da đổi thịt đáng kể. Những tên tuổi hàng đầu thế giới đang được trải thảm đỏ chào đón đến chơi. Đó như một liều thuốc kích cầu cho môn thể thao vua ở đất nước đông dân nhất thế giới.

Nhưng chấn thương của cầu thủ đang khoác áo Thân Hoa Thượng Hải mới đây thật ghê rợn. Nhìn cái chân gãy của Demba Ba, có người cho rằng không ít cầu thủ sẽ phải “xem xét lại” trước khi quyết định đầu quân cho một đội bóng nào đó tại Trung Quốc.

“Sinh nghề tử nghiệp” trong bóng đá

Hình ảnh Demba Ba bị gãy chân “ám ảnh” thế giới bóng đá. (Ảnh: Getty)

Demba Ba sinh năm 1985, nghĩa là anh còn có thể thi đấu đỉnh cao (tại Trung Quốc) được vài năm nữa. Nhưng chấn thương anh gặp phải có thể khiến cơ hội trở lại sân của tiền đạo Châu Phi này khó khăn. Đó là rủi ro của nghiệp “quần đùi áo số” vốn đã lắm gian nan này đem lại.

Nhìn chấn thương nghiêm trọng của cầu thủ nước ngoài lại nhớ tới chân của cầu thủ V-League ta. Vụ Quế Ngọc Hải phạm lỗi khiến Anh Khoa của SHB Đà Nẵng bị chấn thương nặng cũng thật đáng tiếc. Không ai có thể nói từ “giá như” khi cầu thủ đã trở nên “say” bóng.

Chấn thương cầu thủ là một phần của dòng chảy bóng đá từ trước tới nay và sau này cũng khó tránh khỏi. Việc cần làm là các cầu thủ cần trang bị cho mình những điều kiện lao động tốt nhất. Đó có thể là những hợp đồng bảo hiểm cho đôi chân trước khi chạy trên sân bóng. Như vậy mới có thể đảm bảo mức độ “tử nghiệp” ở mức độ có thể cứu vãn.

Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
“Sinh nghề tử nghiệp” trong bóng đá