Siêu trăng "khủng" nhất trong 70 năm qua được dự đoán là xuất hiện vào chiều tối 14/11.
Thuật ngữ “siêu trăng” (supermoon) được dùng để mô tả mặt trăng khi gần với Trái đất hơn bình thường.
Bởi vì khoảng cách với Trái đất gần hơn, siêu trăng dường như to hơn 14% và sáng hơn 30% trong mắt chúng ta, so với mặt trăng bình thường, theo NASA.
Siêu trăng-Hiện tượng thiên nhiên kỳ thú
Thuật ngữ siêu trăng bắt nguồn từ nhà thiên văn học Richard Nolle khoảng 30 năm trước, và gần đây mới trở nên rất phổ biến, theo EarthSky. Nolle nói rằng siêu trăng là “trăng non hoặc tròn xảy ra khi mặt trăng ở tại hoặc gần vị trí (90%) tiếp cận nhất với Trái đất trên quỹ đạo cho trước”.
Cũng theo NASA thì ngày 14/11, Mặt trăng tiến sát gần Trái đất ở khoảng cách ngắn nhất kể từ năm 1948. Đợt tiếp theo của Siêu trăng chỉ hiển hiện vào năm 2034.
Để quan sát được Siêu trăng, chúng ta cần đứng ở vị trí tốt, không có các chướng ngại vật như các tòa nhà cao tầng, cây cối. Siêu trăng sẽ xuất hiện ngay sau khi mặt trời lặn. Đây là một hiện tượng thiên nhiên kỳ thú, nếu bỏ lỡ chúng ta sẽ phải đợi thêm 18 năm nữa.