Hàng triệu người đã phải vật lộn với siêu bão Amphan - cơn bão được cho là mạnh nhất trong nhiều thập kỷ vừa đổ bộ vào Bangladesh và miền Đông Ấn Độ hôm nay, giết chết ít nhất ba người và tàn phá nhiều cơ sở hạ tầng.
Chính quyền đã phải sơ tán hàng triệu người.
Siêu bão Amphan được đánh giá là cơn bão tồi tệ nhất trên vịnh Bengal từ năm 1999, theo Bloomberg.
Tốc độ gió, dự kiến sẽ tăng lên khoảng 265 km/h, đủ mạnh để phá hủy cơ sở hạ tầng và phá hoại sản xuất nông nghiệp.
Khi đổ bộ, siêu bão Amphan đã xé toạc các ngôi làng ven biển, san phẳng những túp lều dựng bằng bùn, thổi bay mái nhà, nhổ bật cây và trút những thứ nó bốc lên xuống các cánh đồng.
Tại Bangladesh, các quan chức đã xác nhận ba trường hợp tử vong bao gồm một cậu bé năm tuổi và một người đàn ông 75 tuổi, cả hai bị cây đổ đè chết và một tình nguyện viên hỗ trợ những tình huống khẩn cấp trong siêu bão bị chết đuối.
Hai trường hợp tử vong khác đã được báo chí Ấn Độ đưa tin, bao gồm một trẻ sơ sinh bị nghiền nát khi bức tường dựng bùn của túp lều của gia đình sụp đổ trong mưa lớn ở bang Odisha.
Các nhà chức trách đã phải chuẩn bị thêm không gian trú ẩn để giảm sự đông đúc, hạn chế sự lây lan của virus corona.
Amphan là "siêu bão" đầu tiên hình thành trên Vịnh Bengal kể từ năm 1999, và gió thổi mạnh với tốc độ lên 185 km mỗi giờ.
Các nhà dự báo thời tiết cũng cảnh báo có thể có những con sóng cao tới vài mét. Những bức tường nước như vậy có thể vào sâu trong đất liền đến vài kilomet và thường là nguyên nhân chết người chính trong các cơn bão.
Bờ biển trũng thấp của Bangladesh, nơi sinh sống của 30 triệu người và phía đông của Ấn Độ thường xuyên bị vùi dập bởi lốc xoáy đã cướp đi sinh mạng của hàng trăm ngàn người trong những thập kỷ gần đây.
Siêu bão năm 1999 đã khiến gần 10.000 người chết ở Odisha - 8 năm sau khi bão, lốc xoáy và lũ lụt đã giết chết 139.000 người ở Bangladesh. Trước đó, trong cơn bão năm 1970, nửa triệu người đã chết.
Trong khi tần suất và cường độ của các cơn bão đã tăng lên - một phần do biến đổi khí hậu - thương vong đã giảm nhờ các biện pháp sơ tán nhanh hơn, công nghệ tốt hơn và nhiều nơi trú ẩn hơn.
Công nhân và dân làng gia cố kè bằng bao cát.
Bangladesh đã chuẩn bị hơn 12.000 điểm trú ẩn cho 5,19 triệu người ở các huyện ven biển.
Các nhà chức trách đã cố gắng sơ tán hơn ba triệu người khỏi các khu vực trũng thấp, nhưng nhiệm vụ này rất phức tạp do cần phải ngăn chặn sự lây lan của virus corona.
Menur Rahman, Bộ trưởng Bộ Quản lý Thảm họa và Cứu trợ Nhà nước Bangladesh, nói rằng 2,4 triệu người và hơn nửa triệu gia súc đã được đưa đến nơi trú ẩn.
Ấn Độ đã sơ tán hơn 650.000 người ở Tây Bengal và Odisha.
Vì đang trong giai đoạn dịch Covid-19, các nhà chức trách đã chuẩn bị thêm không gian trú ẩn để giảm sự tập trung đông đúc, đồng thời bắt buộc phải đeo khẩu trang và đặt các phòng cách ly sang một bên.
Số lượng nhiễm virus vẫn đang tăng vọt ở cả hai nước.
Tại một trường học ở thị trấn ven biển Dacope nơi có hơn 200 người dân địa phương trú ẩn, mặt nạ bị thiếu hụt và việc duy trì giãn cách xã hội là không thể thực hiện. Nhiều người đã quyết định không đến nơi trú ẩn vì sợ lây virus corona.
Gần đó, hàng trăm người đang cố gắng gia cố lại một con đập sông đang có nguy cơ bị vỡ. Quan chức địa phương, ông Sheikh Abdul Kader, nói rằng nếu nó bị vỡ, sẽ có tới 50.000 người sẽ bị ảnh hưởng.