Xã hội

Quy định mới về Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố các cấp

Tuấn Dũng 22/08/2023 - 10:10

Theo đó, Nghị định 62/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 07/2014/NĐ-CP về BCĐ phòng, chống khủng bố tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương vừa được Chính phủ ban hành.

Cụ thể, Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là cơ quan tham mưu, giúp UBND, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức, chỉ đạo công tác phòng, chống khủng bố của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; có đơn vị tham mưu, giúp việc gọi là Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

aggag.jpg
Ban Giám đốc và cán bộ chủ chốt Trung tâm Huấn luyện quốc gia về phòng chống khủng bố tuyên thệ thành lập đơn vị mới. Ảnh minh họa.

Thành phần BCĐ phòng, chống khủng bố tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương gồm: Chủ tịch UBND cấp tỉnh làm Trưởng ban.

Các Phó Trưởng ban gồm: Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (Phó Trưởng ban thường trực); Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội (đối với Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố TP Hà Nội), Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thành phố Hồ Chí Minh (đối với Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố TP Hồ Chí Minh), Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (đối với Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác).

Các thành viên gồm: Phó Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phụ trách an ninh (Thành viên thường trực); Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (nếu có); Giám đốc Sở Ngoại vụ (nếu có); Giám đốc Sở Giao thông vận tải; Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông; Giám đốc Sở Y tế; Giám đốc Sở Tài chính; Giám đốc Sở Công Thương; Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Thành viên khác còn có: Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ; Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Trưởng đại diện Cảng vụ hàng không (nếu có); Giám đốc Cảng hàng không (nếu có); Đài trưởng Đài kiểm soát không lưu (nếu có); Chủ tịch UBND cấp huyện tại nơi có cảng hàng không, sân bay và các công trình, trang bị, thiết bị hàng không dân dụng; các thành viên khác có liên quan theo đề nghị của Trưởng ban Chỉ đạo.

Ngoài ra, Nghị định cũng bổ sung nhiệm vụ, quyền hạn của BCĐ phòng, chống khủng bố tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Trong đó, tham mưu cho UBND, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ đạo xử lý các vụ khủng bố xảy ra tại địa phương, trừ các vụ khủng bố thuộc trách nhiệm tham mưu chỉ đạo xử lý của BCĐ phòng, chống khủng bố quốc gia, BCĐ phòng, chống khủng bố Bộ Công an, Bộ Quốc phòng.

BCĐ phòng, chống khủng bố tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có nhiệm vụ tham mưu, giúp UBND, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức, chỉ đạo hoạt động phòng, chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt theo quy định của Nghị định số 81/2019/NĐ-CP ngày 11/11/2019 của Chính phủ về phòng, chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt.

Giúp UBND, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện nhiệm vụ chỉ huy, đối phó với hành vi can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân dụng ở nơi có cảng hàng không, sân bay và các công trình, trang bị, thiết bị hàng không dân dụng theo quy định của Nghị định số 92/2015/NĐ-CP ngày 13/10/2015 của Chính phủ về an ninh hàng không.

Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 5/10/2023.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Quy định mới về Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố các cấp