Tổng thống Vladimir Putin muốn sửa đổi hiến pháp để biến việc trao bất kỳ phần lãnh thổ nào cho một cường quốc nước ngoài trở thành bất hợp pháp, một đề xuất có thể gây khó chịu cho Nhật Bản và Ukraine – những nước có tranh chấp lãnh thổ với Moscow.
Tổng thống Nga Vladimir Putin bắt tay Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe trong cuộc họp báo sau Hội nghị thượng đỉnh G20 ở Osaka, Nhật Bản ngày 29 tháng 6 năm 2019.
Việc sửa đổi là một trong những thay đổi hiến pháp do Putin đề xuất như là một phần của việc cải tổ hệ thống chính trị mà các nhà phê bình cho rằng để giúp ông kéo dài quyền lực sau khi rời Kremlin vào năm 2024.
Hôm qua (2/3), Tổng thống Putin, người đã lãnh đạo nước Nga trong hai thập kỷ, đã đệ trình đề xuất sửa đổi của mình lên quốc hội.
Nếu được thông qua, việc sửa đổi này sẽ khiến cho Tổng thống Putin hoặc bất kỳ người kế vị nào của ông ở Điện Kremlin không thể giao đất cho nước ngoài mà không thay đổi hiến pháp trước.
Nga sáp nhập bán đảo Crimea ở Biển Đen từ Ukraine vào năm 2014. Nước này cũng đã xảy ra tranh chấp kéo dài hàng thập kỷ với Nhật về quyền sở hữu một chuỗi đảo ở Thái Bình Dương mà Nga chiếm giữ của Nhật Bản từ cuối Thế chiến Thứ hai.
Nga đã tích hợp Crimea vào nền kinh tế và cơ sở hạ tầng của mình, mặc dù bán đảo này vẫn được quốc tế công nhận rộng rãi là lãnh thổ Ukraine và các chính phủ phương Tây đã tuyên bố Moscow phải trả lại.
Các hành động của lãnh đạo có xu hướng chuyển nhượng một phần lãnh thổ của Nga hay khuyến khích các hành động đó là không trái luật - đề xuất hiến pháp của Putin nêu rõ.
Việc sửa đổi quy định này sẽ không ảnh hưởng đến việc phân định biên giới Nga với các quốc gia láng giềng.
Một đề xuất sửa đổi hiến pháp nữa là văn phòng tổng thống chỉ có thể được nắm giữ bởi một công dân Nga ở độ tuổi ít nhất 35, người không có quyền công dân, hoặc quyền cư trú chính thức ở bất kỳ quốc gia nào khác. Tuy nhiên, văn bản cũng đề xuất một ngoại lệ cho những công dân đến từ các quốc gia hoặc phần lãnh thổ của các quốc gia đã được sáp nhập vào Nga.