Phố ông đồ "rộn ràng" vào xuân

Thảo Nguyên| 13/02/2018 06:49
Theo dõi Báo điện tử Công lý trên

Những ngày cận Tết, phố ông đồ được tổ chức với nhiều sắc màu rực rỡ và người dân Thủ đô lại có cơ hội về với không gian văn hóa truyền thống.

Ở Việt Nam thuở xưa, vào mỗi dịp Xuân về, người dân hay đến nhà những "Thầy Ðồ" hay những người "hay chữ" để xin chữ về treo như một bức tranh, vừa là món đồ trang trí nhưng cũng vừa là món ăn tinh thần. Thầy đồ hay người hay chữ cho chữ bằng cách viết một hay nhiều chữ trên một tờ giấy lớn, với nội dung mang tính cách chúc tụng hay giáo dục, nét chữ thường được khen là đẹp như rồng bay phượng múa.

Theo các bậc khoa giáp thời xưa, việc chọn một câu văn một bài thơ để viết lên trang giấy là việc cần hết sức cẩn trọng. Vì ngoài việc thể hiện nét bút tài hoa, năng khiếu viết chữ, nội dung một bức thư pháp còn cho thấy tư tưởng, kiến thức, tâm hồn của người viết.

Những ngày qua, Hội chữ xuân với ý nghĩa tôn vinh truyền thống “Tôn sư trọng đạo, tôn trọng hiền tài” ở Hồ Văn thuộc quần thể di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám (Hà Nội) đã trở thành nơi thu hút người dân, du khách nhất là giới trẻ đến tham quan, thưởng lãm và “xin” chữ.

Phố ông đồ

Hình ảnh quen thuộc ông đồ già với giấy đỏ, tàu mực,...

Những ông đồ tham gia cho chữ tại hội chữ xuân năm nay đều đã trải qua kỳ thi sát hạch nghiêm túc. Các ông đồ sẽ viết thư pháp chữ Hán - Nôm và quốc ngữ.

“Tết đến xuân sang, hình ảnh cụ đồ ngồi cho chữ trên giấy đỏ làm nhiều người hoài niệm về những Tết xưa, đã gắn bó trong ký ức của họ”, ông đồ Nguyễn Đức Lợi (ở Bát Tràng, Hà Nội) chia sẻ.

Với phố ông đồ năm nay, điều khiến nghệ nhân Nguyễn Đức Lợi hạnh phúc đó là có nhiều khách cũ quay lại xin chữ. Gian hàng mỗi năm một khác nhưng nhiều người thấy chữ có duyên, may mắ́n thì vẫn cố nhớ khuôn mặt của ông đồ hoặc vị trí cũ của năm trước.

“Điều dễ nhận thấy của những người đi xin chữ đó là họ nán lại trong thời gian ông đồ viết chữ. Họ trân quý nét chữ và bỏ vào hộp một cách nâng niu”, ông Lợi chia sẻ.

Phố ông đồ

Phố ông đồ ở Hồ Văn được trang trí theo phong cách xưa, thống nhất giữa các gian hàng tạo nên không gian hoài cổ với Tết xưa của người Việt Nam.

Phố ông đồ

Những năm trở lại đây, nghệ thuật thư pháp đang sống lại. Nhiều người dân chọn mua chữ về trang hoàng trong nhà ngày tết và cầu phúc cho năm mới

Phố ông đồ

Ngoài việc đến xin chữ thì người dân còn mong muốn được ông đồ cắt nghĩa cho chữ đó có hợp với vận của mình, nên và không nên treo ở đâu trong nhà

Phố ông đồ

Nhiều bạn trẻ ghi lại những khoảnh khắc đẹp bên phố ông đồ giữa đất kinh kỳ

Phố ông đồ

Các em nhỏ cũng được cha mẹ, ông bà đưa đến hội để xin những chữ ý nghĩa treo trong nhà dịp Tết

Phố ông đồ

Bên cạnh hoạt động thư pháp, Hội chữ xuân còn có nhiều gian hàng nghề truyền thống, trải nghiệm trò chơi dân gian, thả hoa đăng...

Phố ông đồ

Khách tham quan được sống trong những nét văn hóa, cuộc sống sinh hoạt của người dân Đồng bằng Bắc Bộ thời xưa.

Phố ông đồ

Phố ông đồ diễn ra từ ngày 9 – 25/2 (tức ngày 24 tháng Chạp năm Đinh Dậu đến mùng 10 tháng Giêng năm Mậu Tuất)

Phố ông đồ

Đây là một nét văn hóa đẹp ngày xuân của Hà Nội hấp dẫn khu khách

Ảnh: Nguyễn Dương

Đọc tiếp
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Phố ông đồ "rộn ràng" vào xuân