Phát triển nền kinh tế xanh: Năng lực đã có sẵn

Trâm Anh (theo AFP)| 27/09/2019 07:25
Theo dõi Báo điện tử Công lý trên

Thế giới cần phải suy nghĩ một cách nghiêm túc về việc sắp xếp lại mô hình kinh tế để giải quyết các vấn đề môi trường căng thẳng, bất bình đẳng và thách thức phát triển ngày càng tăng.

Liên hợp quốc hôm 25/9 đã nhắc tới tầm quan trọng về việc sắp xếp lại nền kinh tế và kêu gọi một "Thỏa thuận mới xanh toàn cầu".

Lời kêu gọi sắp xếp lại nền kinh tế toàn cầu và chống biến đổi khí hậu

Trong một báo cáo mới được đưa ra, Cơ quan thương mại, đầu tư và phát triển của Liên hợp quốc (UNCTAD) kêu gọi các nước tham gia đầu tư hàng nghìn tỷ đô la vào khu vực công để giúp khởi động lại nền kinh tế toàn cầu và chống biến đổi khí hậu.

Phát triển nền kinh tế xanh: Năng lực đã có sẵn

Một vụ cháy rừng lan sang một trang trại ở bang Mato Grosso của Brazil, ở khu vực lưu vực phía nam Amazon, vào tháng 8 năm 2019

"Mô hình hiện tại của các chính sách, quy tắc, động lực thị trường và sức mạnh doanh nghiệp có thể sẽ làm gia tăng thêm khoảng cách kinh tế và suy thoái môi trường", Richard Kozul-Wright, người đứng đầu bộ phận Chiến lược phát triển và toàn cầu hóa của UNCTAD.

Richard Kozul-Wright nói với các nhà báo rằng, điều cần thiết hiện nay là áp dụng mô hình đầy tham vọng từng được sử dụng ở Hoa Kỳ để vượt qua cuộc Đại suy thoái vào những năm 1930 nhưng "ở quy mô toàn cầu".

"Những gì chúng ta cần là một Thỏa thuận mới toàn cầu xanh", ông nói, sử dụng thuật ngữ được đề xuất bởi các thành viên Đảng Dân chủ tiến bộ ở Mỹ, những người muốn chuyển đất nước của họ từ sử dụng nhiên liệu hóa thạch sang năng lượng tái tạo với mục đích nhanh chóng loại bỏ khí thải nhà kính.

Nếu các chính sách này được áp dụng trên toàn cầu, chúng sẽ giúp kiềm chế biến đổi khí hậu tràn lan, tạo ra hàng triệu việc làm và mở đường để đáp ứng các Mục tiêu Phát triển bền vững của Liên hợp quốc (SDGs) để xóa đói giảm nghèo và tăng cường phúc lợi cho con người vào năm 2030, báo cáo nhận định.

Phát triển nền kinh tế xanh: Năng lực đã có sẵn

Đường chân trời ở Kuala Lumpur, bao gồm Tháp đôi Petronas (giữa), bị che phủ trong sương khói dày vào giữa tháng 9 năm 2019 khi chính phủ tuyên bố chất lượng không khí đang ở mức "không lành mạnh"

Năng lực đã có sẵn

Báo cáo thương mại và phát triển hàng đầu của UNCTAD đã vẽ nên một bức tranh ảm đạm về triển vọng kinh tế toàn cầu, cảnh báo rằng thế giới có nguy cơ rơi vào suy thoái trong năm tới, trong bối cảnh căng thẳng thương mại, nợ nần và mối đe dọa của Brexit không thỏa thuận.

Ngay cả khi bỏ qua những rủi ro xấu nhất, báo cáo dự đoán rằng tăng trưởng toàn cầu sẽ giảm xuống 2,3% trong năm nay từ mức 3% trong năm 2018, cảnh báo rằng suy thoái kinh tế toàn cầu năm 2020 hiện là "mối nguy hiểm rõ ràng và hiện tại".

Báo cáo kêu gọi các nhà hoạch định chính sách thay thế "nỗi ám ảnh về giá cổ phiếu, thu nhập hàng quý và niềm tin của nhà đầu tư" bằng cách tập trung vào công việc, tiền lương và đầu tư công vào cơ sở hạ tầng và năng lượng xanh.

Phát triển nền kinh tế xanh: Năng lực đã có sẵn

Tua bin gió như thế này ở tỉnh Western Cape ở Nam Phi có thể tạo ra năng lượng sạch để giúp loại bỏ khỏi thế giới nhiên liệu hóa thạch

Các nhà kinh tế của UNCTAD thừa nhận rằng để tạo nên một nền kinh tế toàn cầu xanh sẽ đòi hỏi một sự gia tăng đáng kể trong đầu tư công vào những thứ như giao thông sạch, hệ thống năng lượng và thực phẩm, và đặc biệt là hỗ trợ tài chính để giúp các nước đang phát triển đạt được bước “nhảy vọt trong việc khử carbon". Nhưng họ khẳng định các khoản đầu tư sẽ kịp thời thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Nếu thế giới tăng tổng vốn đầu tư xanh lên 2,0% sản lượng toàn cầu, tương đương khoảng 1,7 nghìn tỷ USD mỗi năm, nó sẽ tạo ra ít nhất 170 triệu việc làm thêm, dẫn đến công nghiệp hóa sạch hơn ở các nước đang phát triển và giảm phát thải carbon vào năm 2030, báo cáo cho biết.

Trong khi điều đó có vẻ như tốn rất nhiều tiền, UNCTAD chỉ ra rằng nó chỉ chiếm một phần ba số tiền mà các chính phủ hiện đang chi cho việc trợ cấp nhiên liệu hóa thạch. "Năng lực đã có sẵn. Cái chúng ta đang thiếu là ý chí chính trị", Kozul-Wright nói.

Phát triển nền kinh tế xanh: Năng lực đã có sẵn

UNCTAD nói rằng 1,7 nghìn tỷ đô la mỗi năm - số tiền cần thiết cho các khoản đầu tư xanh để cắt giảm lượng khí thải carbon vào năm 2030 - chỉ bằng một phần ba số tiền được chi cho các khoản trợ cấp của chính phủ cho nhiên liệu hóa thạch

Các nhà khoa học hàng đầu thế giới đã thông báo rằng sự gia tăng nhiệt độ trong thời gian dài phải được giới hạn ở mức 1,5 độ C so với mức trước thời kỳ công nghiệp để ngăn chặn sự nóng lên của trái đất. Nếu để trái đất này tăng thêm 2 độ C, chúng ta có thể sẽ phải trả "hàng trăm nghìn tỷ đồng" để ứng phó với tác động của biến đổi khí hậu, Kozul-Wright nói, nhấn mạnh rằng "chúng ta không thể không làm điều này".

Tại Hội nghị cấp cao về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc diễn ra tại New York (Mỹ), Tổng Thư ký A.Guterres kêu gọi lãnh đạo các nước đưa ra kế hoạch cụ thể và thực tế, để đóng góp vào nỗ lực chung nhằm giảm 45% lượng khí thải nhà kính trong 10 năm tới và đạt mục tiêu không còn khí thải nhà kính vào năm 2050.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Phát triển nền kinh tế xanh: Năng lực đã có sẵn