Pháp vật lộn với trận chiến chống lại các chiến binh thánh chiến ở Sahel

Trâm Anh (theo AFP/Reuters)| 27/11/2019 05:16
Theo dõi Báo điện tử Công lý trên

Nhưng hy vọng rằng lực lượng G5 sẽ nhanh chóng tiếp quản, cho phép Pháp mang 4.500 quân thuộc Chiến dịch Barkhane về nước, đã bị phá hủy bởi thiếu kinh phí, thiếu sự huấn luyện và vũ khí của nhóm các nước châu Phi này.

Pháp đã có sự hiện diện quân sự lớn ở Mali kể từ năm 2013, khi nước này tiến hành một cuộc can thiệp chống lại các chiến binh thánh chiến liên kết với Al-Qaeda, những người đã tràn ngập miền Bắc nước này.

Pháp vật lộn với trận chiến chống lại các chiến binh thánh chiến ở Sahel

Hoạt động chống lực lượng thánh chiến của Pháp ở Sahel là cuộc chiến với một kẻ thù khó nắm bắt trong những vùng sa mạc rộng lớn

Thất bại

Được hỗ trợ bởi sức mạnh không quân của Pháp, các lực lượng Pháp và Mali đã nhanh chóng quét sạch các chiến binh thánh chiến ra khỏi các thị trấn chính của khu vực, bao gồm cả thành phố Timbuktu của Sahara huyền thoại. Nhưng sự can thiệp đã thất bại trong việc khôi phục hòa bình cho Mali.

Các nhóm vũ trang liên kết với nhóm Nhà nước Hồi giáo, Al-Qaeda và các nhóm khác đã tiến vào trung tâm của đất nước cũng như phía Nam và vào nước láng giềng Burkina Faso và Nigeria.

Tìm cách dập tắt chủ nghĩa thánh chiến ở Sahel, Pháp đã phát động một hoạt động chống khủng bố khu vực, được gọi là Chiến dịch Barkhane, và đưa ra năm quốc gia - Burkina Faso, Chad, Mauritania, Mali và Nigeria - để thành lập lực lượng G5 chung của riêng họ. Chiến dịch Barkhane là một chiến dịch chống nổi dậy đang diễn ra ở khu vực Sahel của châu Phi, bắt đầu từ ngày 1 tháng 8 năm 2014. Nó bao gồm một lực lượng Pháp mạnh 3.000 người, sẽ thường trực và có trụ sở tại NedomDjamena, thủ đô của Chad.

Nhưng hy vọng rằng lực lượng G5 sẽ nhanh chóng tiếp quản, cho phép Pháp mang 4.500 quân thuộc Chiến dịch Barkhane về nước, đã bị phá hủy bởi thiếu kinh phí, thiếu sự huấn luyện và vũ khí của nhóm các nước châu Phi này.

Cái chết của 13 binh sĩ Pháp trong vụ va chạm của hai máy bay trực thăng trong một chiến dịch chống khủng bố ở miền Bắc Mali hôm thứ Hai đã tăng số thiệt mạng của quân đội Pháp lên con số 41 binh sĩ trong khu vực kể từ năm 2013. Trong số này, 10 người đã thiệt mạng trong cuộc can thiệp đầu tiên ở miền Bắc Mali, số còn lại bị giết trong 6 năm sau đó trong các hoạt động chống khủng bố.

Quân đội khu vực cũng đã chịu tổn thất nặng nề trong cuộc chiến. Mali đã mất 24 binh sĩ trong các cuộc đụng độ với các chiến binh thánh chiến ở phía Đông Bắc tuần trước. Và vào tháng 8, Burkina Faso đã mất 24 quân trong một cuộc tấn công vào căn cứ gần biên giới Malian.

Nhiệm vụ gìn giữ hòa bình của 13.000 binh sĩ thuộc Phái bộ Ổn định Tích hợp Đa chiều Liên hợp quốc tại Mali (MINUSMA) cũng thường xuyên bị tấn công. MINUSMA là một phái đoàn gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc tại Mali. MINUSMA được thành lập vào ngày 25 tháng 4 năm 2013 bởi Nghị quyết 2100 của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhằm ổn định đất nước sau cuộc nổi dậy Tuareg. Kể từ năm 2013, nó đã mất hơn 200 nhân viên gìn giữ hòa bình.

Pháp khẳng định thực hiện cuộc chiến trường kỳ

Trong chuyến thăm khu vực vào đầu tháng này, Bộ trưởng Quốc phòng Florence Parly thừa nhận rằng tình hình an ninh rất "khó khăn" nhưng nhấn mạnh rằng không có kế hoạch cho một cuộc rút quân của Pháp. "Cuộc chiến chống khủng bố là một cuộc chiến lâu dài. Chúng tôi được trang bị sự kiên nhẫn, quyết tâm và những ý tưởng mới", cô nói.

Sau cuộc hội đàm với các đối tác từ Chad, Nigeria và Mali ở Paris vào giữa tháng 11, Tổng thống Emmanuel Macron nói rằng Pháp đang "xác nhận và củng cố cam kết" với Chiến dịch Barkhane.

Đến nay, Pháp không phải là cường quốc phương Tây duy nhất tham gia vào Tây Phi. Anh cugnx đang cung cấp máy bay trực thăng hạng nặng cho Chiến dịch Barkhane, Mỹ đang đóng góp hỗ trợ tình báo và tài trợ cho lực lượng G5 Sahel và Liên minh châu Âu đã thực hiện một nhiệm vụ huấn luyện quân sự ở Mali từ năm 2013. Tuy nhiên, Pháp đang ngày càng tỏ ra mất kiên nhẫn với những gì họ coi là mức độ tham gia quá ít của các đồng minh châu Âu.

Phát biểu trên đài phát thanh RTL, cựu tướng không quân Pháp Jean-Paul Palomeros cho biết hôm thứ Ba rằng những thương vong mới nhất của Pháp cho thấy những hạn chế của một sự can thiệp của các quốc gia châu Âu. "Những người bạn châu Âu của chúng tôi, nếu họ muốn đảm bảo an ninh lâu dài chống lại khủng bố và chủ nghĩa thánh chiến, hãy giúp chúng tôi và bước lên ngay bây giờ," ông nói thêm.

Năm ngoái, EU đã gia hạn ủy quyền của lực lượng huấn luyện EU tại Mali trong hai năm, tăng gần gấp đôi ngân sách để đào tạo quân đội cho cả năm quốc gia tham gia lực lượng G5.

Trong vài tháng qua, Paris đã thúc đẩy các đối tác châu Âu của mình tiến xa hơn bằng cách phái các lực lượng đặc biệt tới Sahel. Nhưng đến giữa tháng 10, chỉ có Estonia thực hiện cam kết từ cuối tháng 9 gửi 50 binh sĩ tới Sahel.

Đọc tiếp
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Pháp vật lộn với trận chiến chống lại các chiến binh thánh chiến ở Sahel