Ông Obama là tổng thống Mỹ đầu tiên tới Hiroshima sau Thế chiến II. Chuyến thăm của ông đã dấy nên những cảm xúc rối bời ở cả hai bờ Đại Tây Dương.
Chiều 27/5, ngay khi kết thúc hội nghị thượng đỉnh G7, tại đảo Ise-Shima, Tổng thống Mỹ Barack Obama bắt đầu chuyến thăm tới thành phố Hiroshima của Nhật Bản.
Hiroshima là một trong 2 thành phố của Nhật Bản phải hứng quả bom nguyên tử, mà quân đội Mỹ thả xuống năm 1945. Vụ ném bom kinh hoàng đã phá hủy toàn bộ thành phố vốn được coi là căn cứ hậu cần nhỏ của quân đội Nhật Bản. Số người thiệt mạng trong vụ tấn công là 140.000 người.
Tại thời điểm bị đánh bom, Hiroshima là thành phố quan trọng cả về quân sự và công nghiệp. Kể từ khi Mỹ ném bom nguyên tử xuống thành phố Hiroshima cho tới chuyến thăm lịch sử của ông Obama, chưa một tổng thống Mỹ nào tới đây.
Đi cùng với ông Obama trong chuyến thăm có Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe
Đi cùng với ông Obama trong chuyến thăm có Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe. Hai nhà lãnh đạo sẽ đặt vòng hoa trước đài tưởng niệm hòa bình ở Hiroshima. Tại đây, ông Obama sẽ có một bài phát biểu, tuy nhiên sẽ không phải là một lời xin lỗi.
Trước chuyến thăm, Nhà Trắng đã khẳng định, Tổng thống Obama sẽ không nói lời xin lỗi và chuyến thăm chỉ mang tính chất tưởng niệm những người đã thiệt mạng trong vụ đánh bom nguyên tử, nhấn mạnh sự mất mát của chiến tranh và gửi đi thông điệp hướng tới một thế giới phi hạt nhân.
Thủ tướng Nhật Bản Abe nói rằng, ông không đòi hỏi một lời xin lỗi từ Tổng thống Obama về vụ ném bom, nhưng quan trọng là cách mà ông Obama sẽ chia sẻ đau thương, mất mát khi tới Hiroshima.
Tham gia vào sự kiện, còn có sự góp mặt của 3 nạn nhân còn sống sót sau vụ đánh bom hạt nhân vào Hiroshima. Đây có thể nói là một sự kiện mang tính bước ngoặt trong quan hệ ngoại giao giữa Mỹ và Nhật Bản.
Cũng qua chuyến thăm lịch sử đến Hiroshima của ông Obama, đã khiến không ít người Mỹ và người Nhật cảm thấy rối bời, khi nhớ lại một thời hãi hùng đã qua.
Trả lời phỏng vấn của AP, ông Hiroshi Shimizu - tổng thư kí hiệp hội nạn nhân bom A tại Hiroshima nói: Tất nhiên mọi người đều muốn nghe một lời xin lỗi. Gia đình của chúng tôi đã bị giết. Tuy nhiên, phía Mỹ hẳn không muốn điều này, đặc biệt khi Ngày Tưởng niệm sắp tới.
Nhưng cựu quân nhân Mỹ Lester Tenney, năm nay 95 tuổi, từng bị tù đày ba năm ở Nhật Bản, vẫn giữ những thanh tre nhuốm máu người Nhật dùng để quất lên mặt ông. Ông Tenny nói: “Nếu anh không đi nhanh, anh sẽ bị giết. Nếu anh không nói đúng ý họ, anh sẽ bị giết, và nếu anh bị giết, hoặc là bắn tới chết, hoặc bị lưỡi lê đâm hoặc chặt đầu. Tôi không bao giờ quên điều đó".
Chuyến thăm lịch sử đến Hiroshima của ông Obama, đã khiến không ít người Mỹ và người Nhật cảm thấy rối bời
Ông Arthur Ishimoto ( 93 tuổi) là 1 trong 3 người may mắn sống xót trong vụ đánh bom hạt nhân vào Hiroshima cũng đồng ý với điều đó. Ông Ishimoto chia sẻ với AP: "ông có thể đã chết nếu Nhật không đầu hàng. Chiến tranh là địa ngục. Không có ai thắng, thực sự không có ai thắng".
Ông Kunihiko Lida hiểu quá rõ về sự khủng khiếp của chiến tranh. Ông lên 3 khi những đám mây hình nấm cuốn sạch Hiroshima và phá hủy nhà ông, nơi cách tâm chân hàng dặm. Mẹ và chị gái ông qua đời một tháng sau đó do nhiễm xạ. Ông nội, người kéo ông khỏi đám đổ vỡ, cũng chết vì nhiễm xạ. Người ông Lida bị băng kín vì những vết thương do mảnh đạn, đến mức bạn bè đặt biệt danh cho ông là xác ướp.
Ông Kunihiko Lida cũng nói: “Tôi muốn vị tổng thống Mỹ nhìn rõ nỗi kinh hoàng Hiroshima phải chịu do bom nguyên tử. Tôi mong ông ấy có thể hiểu được nỗi đau này”.
Tuy nhiên, ông cho biết ông và những người sống sót không chờ đợi một lời xin lỗi, mà là sự thay đổi. Việc bãi bỏ vũ khí hạt nhân hiện không có gì tiến triển. Chúng tôi hi vọng chuyến thăm của ông Obama sẽ thúc đẩy việc này.
Bà Setsuko Thurlow cũng nói: Lúc đó, tôi mới 13 tuổi và đang nhận nhiệm vụ giải mã các bức thư mật cho chính phủ Nhật Bản. Khi nhìn thấy những chớp trắng xanh ngoài cửa sổ, tôi đang ở trụ sở quân đội thay vì trường học. Bà nhớ lại, “tôi đã không hốt hoảng. Tôi bình tĩnh đối mặt với cái chết.”
Nay ở tuổi 84, bà Thurlow có nhiều suy nghĩ về lời xin lỗi: “Nếu tổng thống Mỹ chọn cách xin lỗi, tôi nghĩ điều đó thích hợp. Nếu chọn không xin lỗi, điều đó có thể hiểu được nếu xét tình hình chính trị Mỹ”. Nhưng những gì bà Thurlow thực sự hi vọng, là ông Obama sẽ cam kết xóa bỏ vũ khí hạt nhân.