Theo các nguồn tin thân cận với cuộc điều tra, báo cáo cuối cùng của phía Hà Lan kết luận, MH17 đã rơi xuống sau khi bị tên lửa Buk bắn trúng từ lãnh thổ do phe ly khai kiểm soát ở Ukraine, UPI cho biết.
Hiện trường vụ tai nạn MH17
Hôm nay (13/10), theo dự kiến, Ủy ban An toàn Hà Lan đưa ra báo cáo cuối cùng về thảm họa hàng không MH17 xảy ra gần biên giới Nga - Ukraine hồi năm ngoái.
UPI cho biết, buổi công bố theo kế hoạch diễn ra lúc 7h00 GMT(tức 13h00 giờ địa phương) tại một căn cứ không quân ở Bắc Brabant. Những phát hiện liên quan đến vụ tai nạn sẽ được các điều tra viên báo cáo trước tiên với người nhà nạn nhân, sau đó mới đến giới báo chí. Hình ảnh những mảnh vỡ của chiếc máy bay xấu số này cũng được nêu trong báo cáo.
Ngày 17/7/2014, chiếc Boeing 777 của hãng hàng không Malaysia Airlines trên hành trình từ Amsterdam (Hà Lan) tới Kuala Lumpur (Malaysia) bị rơi xuống vùng Donetsk, miền đông nước Nga. Toàn bộ 298 hành khách và phi hành đoàn thiệt mạng, trong đó gần 200 nạn nhân là công dân Hà Lan.
Nhiều giả thiết được đưa ra, trong đó tập trung vào khả năng “thủ phạm thực sự” gây ra vụ tai nạn này là hệ thống tên lửa Buk do Nga sản xuất. Báo cáo của phía Hà Lan cũng khẳng định chiếc MH17 bị một tên lửa bắn rơi, song không hề kết luận hay suy đoán ai sẽ là người phải chịu trách nhiệm về vụ thảm họa này.
Trong khi đó, Kiev và nhiều nước phương Tây cáo buộc phe ly khai được Nga hậu thuẫn đã bắn rơi MH17 vì nhầm đó là máy bay quân đội chính phủ Ukraine. Ngược lại, Moscow kịch liệt bác bỏ bất kỳ sự liên quan nào đến vụ việc này, đồng thời đưa ra một loạt giả thuyết về sự xung đột, trong đó có cả một tên lửa không đối không được phóng từ máy bay của Ukriane.
Theo các nguồn tin thân cận với cuộc điều tra, báo cáo cuối cùng của phía Hà Lan kết luận MH17 đã rơi xuống sau khi bị tên lửa Buk bắn trúng từ lãnh thổ do phe ly khai kiểm soát ở Ukraine.
Hai trong số 3 người tham gia xây dựng bản báo cáo cuối cùng của đoàn điều tra Hà Lan ngoài tiết lộ với tờ De Volkskrant về sự phát hiện của Ủy ban An toàn Hà Lan, còn cho biết thêm: “Dù thế nào thì tên lửa Buk đã được phát triển và sản xuất tại Nga. Các bạn có thể đưa ra giả định rằng những kẻ nổi loạn không thể tự mình điều khiển loại vũ khí này. Còn tôi thì nghi ngờ rằng, họ đã nhận được sự trợ giúp từ những cựu binh người Nga”.
Trước đó, ngày 09/10, Almaz-Antey - nhà sản xuất tên lửa Buk cho biết, sẽ giải thích “nguyên nhân thực sự” của vụ tai nạn trong buổi họp báo diễn ra vào ngày hôm nay. Tại đây, Almaz-Antey sẽ trình bày các kết quả có thể xảy ra khi tiến hành một thí nghiệm như thật, trong đó mô phỏng thực tế cuộc “chạm trán bất ngờ” giữa một tên lửa loại BUK và một máy bay chở khách.