Đại dương chứa đựng trong lòng nhiều bí ẩn kỳ quái và sản sinh ra nhiều sinh vật có diện mạo khủng khiếp nhất mà con người không thể hình dung nổi. Dưới đây là những sinh vật có hình dáng kinh dị không chỉ gây tò mò với giới khoa học.
1. Cá rìu vạch
Nằm sâu dưới đáy đại dương, thách thức sự tìm tòi nghiên cứu của các nhà khoa học chính là những chú cá rìu vạch bé nhỏ nhưng diện mạo vô cùng khủng khiếp.
2. Cá đốm nhũn
Trong vài năm trở lại đây, cá đốm nhũn thu hút sự chú ý của giới khoa học không chỉ vì sự xuất hiện hiếm có mà còn vì hình dạng siêu xấu xí của nó. Sống dưới đáy đại dương, cá đốm nhũn chịu áp lực lớn của nước khiến vẻ bề ngoài của chúng bị bóp méo hết mức.
3. Cá răng nanh
Vì thị lực kém, cá răng nanh săn mồi bằng cách “vổ” hàm răng siêu nhọn của chúng về phía trước. Đây là loài cá có bộ răng lớn nhất trong tất cả các loại sinh vật biển.
4. Dưa chuột biển
Với hình dáng như một quả dưa chuột thực sự, những con cá dưa chuột biển đóng một vai trò quan trọng trong việc cân bằng hệ sinh thái biển. Chúng di chuyển nhờ các ống collagen xung quanh miệng, “phụ kiện” khiến chúng trông kỳ quái và kinh dị hơn hẳn những sinh vật biển khác.
5. Cá mập yêu tinh
Các nhà khoa học thường gọi cá mập yêu tinh là “những hóa thạch sống” bởi riêng sự tồn tại của chúng đã là một bí ẩn chưa thể giải thích. Chúng là tổ tiên 125 triệu năm của họ cá mập được tìm thấy tại Nhật Bản, độc nhất và vô cùng xấu xí.
6. Ốc lưỡi hồng
Sinh sống ở Đại Tây Dương và vùng biển Caribê, ốc lưỡi hồng là sinh vật đáng sợ đối với nhiều loài sinh vật biển khác bởi chúng nhả ra nhớt độc chết người.
7. Cá điện
Cá điện có lẽ là một trong những sinh vật biển thú vị và kỳ lạ nhất đối với con người. Không những được biết đến nhờ kỹ năng ăn thịt khôn ngoan mà còn nhờ thói quen giao phối. Khi các nhà khoa học lần đầu tiên phát hiện ra cá điện, họ nhận ra rằng hầu hết chúng đều là con cái và chúng sinh sản nhờ khả năng tăng trưởng ký sinh với phần bên dưới của chúng. Hóa ra những kẻ ký sinh nhỏ bé đó lại là những con cá điện đực. Cá điện đực dành cả đời của chúng để tìm và giao phối với con cái. Khi chúng tìm được bạn tình, cá điện đực nhanh chóng cắn lên da của con cái. Vòng đời của con đực phụ thuộc vào vật chủ của chúng và chúng cùng chia sẻ hệ tuần hoàn với nhau.