Những nhà báo lừng danh thế giới – Kỳ Cuối: Barbara Walters – Nhà báo gạo cội lẫy lừng của nước Mỹ

Hà Kim| 20/06/2015 09:19
Theo dõi Báo điện tử Công lý trên

Barbara Walters là một nhà báo có tiếng về sự bộc trực, chuyên nghiệp và tính cách mạnh mẽ như Thời báo Time đã nhận xét: “Bà giống như một cây anh đào đang nở hoa rực rỡ”.

Barbara Walters sinh ngày (25/09/1931) tại Boston. Cha của bà là Louis Edward Walters, ông thường được biết đến với cái tên Lew, là chủ một hộp đêm nổi tiếng hay được tiếp đón các nhân vật nổi tiếng.

Năm 1949, sau khi tốt nghiệp trường trung học Miami Beach, bà đăng ký nhập học tại Học viện Sarah Lawrence và tốt nghiệp năm 1953 ngành ngôn ngữ học. Lúc này, gia đình bà còn rất khá giả. Barbara trả lời phỏng vấn thời báo Time là: “Lúc đó tôi có thể lượn khắp New york và chỉ cho bạn xem những khu biệt thự mà chúng tôi từng ở. Nhưng sau đó, mọi thứ trở nên khó khăn hơn”. Và kể từ đó, bà tập trung hơn vào sự nghiệp để trợ giúp gia đình.

Walters vào làm việc cho một công ty du lịch trước khi có một vị trí chính thức trong ngành truyền hình. Bà bắt đầu sự nghiệp của mình không phải là một người làm truyền hình, mà là một trợ lý phòng truyền thông cho đài NBC tại thành phố New York. Tại đây, bà sớm trở thành nhà sản xuất trẻ nhất đài NBC.

Những nhà báo lừng danh thế giới – Kỳ Cuối: Barbara Walters – Nhà báo gạo cội lẫy lừng của nước Mỹ

Barbara Walters bắt đầu sự nghiệp của mình là một trợ lý phòng truyền thông cho đài NBC tại thành phố New York

Nhưng sau đó, khi bà chuyển về một nhà đài địa phương khác, thì lại được hãng truyền thông CBS tuyển dụng vào làm ở vị trí truyền thông và đối ngoại, cũng từ đây Barbara Walters bắt đầu sự nghiệp phóng viên của mình.

Tuy nhiên, ngay sau đó, Walters nghỉ làm truyền hình một thời gian, bà chuyển sang làm việc cho một công ty truyền thông điện ảnh. Với vai trò là người viết kịch bản cho show truyền hình ăn khách “Today”, bà bắt đầu được lên hình trước công chúng. Từ những dịp như vậy, Walters được lên hình chính thức với hình tượng “Today girl” – một cô gái xinh đẹp, nhỏ nhắn và hay cười.

Không lâu sau, bà quay về với nghề báo. Bà bắt đầu thu thập tin tức báo chí và trở thành một nhà bình luận cũng như một phóng viên. Chuyến viếng thăm lịch sử Trung Quốc năm 1972 nằm trong lịch trình của Tổng thống Nixon có sự góp mặt của bà với tư cách phóng viên đài NBC.

Cùng dịp lên hình trong chương trình “Today”, Walters bắt đầu đi phỏng vấn – một lĩnh vực khiến người ta phải nhớ đến tên bà sau này. Những cuộc phỏng vấn người nổi tiếng đương thời như Golda Meir, Robert Kennedy hay Coretta Scott King khiến cái tên Barbara Walters nổi lên như một hiện tượng trong làng báo chí.

Nghiệp vụ báo chí của bà, cùng với trí thông minh và sự hiện diện luôn có sức ảnh hưởng lớn tới độc giả, khán giả. Năm 1974, bà trở thành nhà đồng sản xuất chương trình truyền hình đối thoại “ABC Evening News”, và được làm việc cùng với Hugh Downs – nhà báo kỳ cựu của hãng ABC.

Show chương trình của bà đã thu về khoản lợi nhuận kếch xù, đẩy mức lương hàng năm của mình lên tới hàng triệu USD và một bản hợp đồng 5 năm với ABC. Bà trở thành nhà báo có mức lương cao nhất từ trước tới nay. Walters bỗng chốc trở nên nổi tiếng hơn cả một số người nổi tiếng bà từng phỏng vấn.

Những nhà báo lừng danh thế giới – Kỳ Cuối: Barbara Walters – Nhà báo gạo cội lẫy lừng của nước Mỹ

Năm 1974, bà trở thành nhà đồng sản xuất chương trình truyền hình đối thoại “ABC Evening News”

Tuy nhiên, sự nghiệp không phải lúc nào cũng êm xuôi. Một người đồng tổ chức với bà – Harry Reasoner đã không muốn tiếp tục hợp tác. Sau đó 1 năm rưỡi, nhà báo được trả lương cao nhất này đã kết thúc hợp đồng với ABC và trực tiếp sản xuất chương trình của riêng mình.

Thời gian này, hình ảnh của bà được báo chí gắn với “quả bom 5 triệu đô”. Walters đã phải chịu đựng điều đó trong một quãng thời gian dài. Nhưng sau đó, chính sự khủng hoảng này, lại đem về thành công rực rỡ hơn cho sự nghiệp của bà. Kỹ năng phỏng vấn của bà đã tạo nên một chương trình huyền thoại mang tên “The Barbara Walters Specials”.

Theo nhận xét của Mike Wallace, một người bạn và cũng là đối thủ của Walters, “Bà ấy là người phóng viên giỏi nhất trong ngành báo chí. Đương nhiên để có được kỹ năng như vậy, bà ấy đã phải nỗ lực nhiều, và khi đã đạt được nó, bà ấy sẽ không dừng lại. Trong một thời gian dài, người ta đã hiểu nhầm phẩm chất phóng viên của Walters”.

Walters có mối quan hệ rất tốt với giới V.I.P và giới chính khách – một ưu thế mà mọi nhà báo khao khát. Nhờ mối quan hệ tốt này, bà có được những bài phỏng vấn mà không ai có được: Công chúa Grace xứ Monaco hay Henry Kissinger – nhà ngoại giao dành giải Nobel Hòa bình năm 1973, Thái tử Philip… Bà cũng được phỏng vấn Tổng thống Mỹ ở mọi nhiệm kỳ kể từ thời Tổng thống Richard Nixon và cả các Đệ nhất phu nhân từ thời phu nhân Bird Johnson. Năm 1977, bà cũng tham gia cuộc phỏng vấn Tổng thống Ai Cập Anwar Sadat cùng Thủ tướng Israel Menachem Begin, Ngài Fidel Castro cũng nằm trong danh sách được bà phỏng vấn.

Năm 1982 và 1983, Walters đoạt giải thưởng Emmy cho các cuộc phỏng vấn nổi bật của mình. Năm 1984, bà trở lại với các show truyền hình quen thuộc của mình. Cùng với nhà đồng sản xuất danh tiếng Hugh Downs, bà đã dựng nên chương trình tin tức điều tra đầu tiên và cũng là thú vị nhất từ trước tới nay đó là "20/20".

Về đời sống cá nhân, bà cũng chịu nhiều ảnh hưởng từ chính sự thành công của mình. Sau 2 lần ly dị và một lần từ hôn, giờ đây bà đang sống độc thân. Mối quan hệ giữa bà và đứa con gái nuôi Jacqueline Dena Guber (sinh ngày 14/06/1968) đã nảy sinh nhiều vấn đề và khó khăn, gây cho bà những khoảng thời gian tuyệt vọng.

Tuy nhiên, bà đã vượt qua những điều đó, để cống hiến tất cả cho sự nghiệp. Vào năm 1975, Walters đã nắm trong tay hầu hết các giải thưởng truyền hình và cao quý nhất là Giải thưởng của Hiệp hội Truyền hình quốc gia dành cho Hãng truyền hình và phát thanh quốc tế.

Năm 1988, Walters nhận giải thưởng từ Nhà trắng do Câu lạc bộ báo chí trao tặng và ký danh trong Viện bảo tàng Truyền hình. Năm 1990, bà được gia nhập vào Hội nghệ thuật truyền hình và khoa học với tư cách là thành viên danh dự, và nhận Giải thưởng Lowell Thomas vì tài năng xuất chúng của mình trong ngành báo chí.

Những nhà báo lừng danh thế giới – Kỳ Cuối: Barbara Walters – Nhà báo gạo cội lẫy lừng của nước Mỹ

Barbara Walters – Nhà báo gạo cội lẫy lừng của nước Mỹ

Hugh Downs lý giải về thành công của Walters thế này: “Barbara Walters luôn làm việc có trách nhiệm với khán giả/độc giả. Bà ấy làm chương trình với lòng chân thành, không chút thù địch".

Những người trong ban biên tập của Walters nói bà chính là biên tập viên giỏi nhất. Nhân viên xuất bản của bà nói, bà chính là một nhà xuất bản tốt nhất. Còn các nhà sản xuất nói bà chính là nhà sản xuất xuất sắc nhất. Bà ấy luôn đòi hỏi chúng ta phải làm việc hăng hái và bà ấy mới chính là người làm việc chăm chỉ nhất. 

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Những nhà báo lừng danh thế giới – Kỳ Cuối: Barbara Walters – Nhà báo gạo cội lẫy lừng của nước Mỹ