Những lo ngại từ một “ngân hàng bóng tối”

Trâm Anh| 17/07/2019 20:40
Theo dõi Báo điện tử Công lý trên

Tháng trước, Facebook tuyên bố sẽ cùng với 28 đối tác, bao gồm những cái tên lớn như Mastercard, PayPal, Uber…, phát hành Libra vào năm 2020. Đây là một tham vọng toàn cầu mà 2,6 tỷ người sử dụng Facebook có thể giúp hiện thực hóa.

“Hiệp hội Libra, một tổ chức độc quyền, không được kiểm soát do Facebook dẫn đầu, có thể trở thành một "ngân hàng bóng tối" toàn cầu hay thậm chí là một ngân hàng trung ương toàn cầu, không chỉ làm bối rối mà còn tạo ra một mối lo ngại lớn đối với các nền kinh tế”.

Cảnh báo trên nằm trong lá thư “khẩn” của Chủ tịch Ủy ban Ổn định tài chính của Mỹ (FSB) Randal Quarles gửi tới Hội nghị Thượng đỉnh Nhóm Các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) diễn ra tại Nhật Bản hồi đầu tháng 7, như một lời cảnh báo đối với loại tiền điện tử Libra do Facebook chuẩn bị phát hành. Trong bức thư của mình, ông Quarles nhấn mạnh rằng việc sử dụng rộng rãi các loại tiền điện tử cần được giám sát chặt chẽ hơn để đảm bảo tuân thủ theo các quy định tiêu chuẩn cao.

 

Những lo ngại từ một  “ngân hàng bóng tối”

Còn Ngân hàng thanh toán quốc tế cũng cảnh báo tiền điện tử do các công ty công nghệ lớn phát hành có thể nhanh chóng thiết lập vị trí thống trị trong nền tài chính toàn cầu, đe dọa sự cạnh tranh và ổn định.

Cùng lo ngại vấn đề trên, hơn 30 tổ chức cũng gửi yêu cầu tương tự tới Facebook, với lý do các hệ thống quản lý Mỹ và nước ngoài chưa chuẩn bị cho các câu hỏi về "chủ quyền quốc gia, quyền doanh nghiệp, bảo vệ người tiêu dùng" và các vấn đề khác do dự án tiền ảo gây ra. Các nhà lập pháp cũng cho biết, họ muốn tổ chức phiên điều trần công khai về "rủi ro và lợi ích của tiền ảo và tìm các biện pháp quản lý".

Ngay từ khi đưa ra “sáng kiến” đồng Libra hồi đầu tháng trước, Facebook đã làm Hạ viện Mỹ lo lắng bởi nguy cơ làm đồng USD suy yếu. Bởi vậy, họ đang yêu cầu hãng công nghệ này dừng dự án phát triển tiền điện tử.

Nhóm các nhà lập pháp tại Ủy ban Dịch vụ Tài chính Hạ viện Mỹ cũng đưa ra các kiến nghị đến Facebook, yêu cầu lập tức dừng phát triển Libra cho đến khi các nhà quản lý có thời gian kiểm tra kế hoạch. Kiến nghị theo một góc độ nào đó chưa thể hiện hết những giá trị pháp lý nhằm áp lực gia tăng lên kế hoạch phát triển tiền điện tử của Facebook, nhưng nó sẽ dẫn đến các chế tài tiếp theo.

Trong quá trình chuẩn bị cho dự án này, CEO Mark Zuckerberg của Facebook đã đàm phán với các ngân hàng trung ương, các cơ quan quản lý và 27 công ty đối tác, mỗi công ty sẽ đóng góp ít nhất 10 triệu đô la. Vì sợ làm tăng sự lo ngại về tính an toàn, Facebook đã tránh làm việc trực tiếp với các ngân hàng thương mại.

Những lo ngại từ một  “ngân hàng bóng tối”

CEO Mark Zuckerberg của Facebook

Theo đánh giá của các chuyên gia ngân hàng tại New York, Mỹ: Ý tưởng về một hệ thống thanh toán tư nhân không rào cản pháp lý với 2,6 tỷ người dùng thường xuyên có thể hấp dẫn. Nhưng như mọi nhà điều hành ngân hàng và nhà hoạch định chính sách tiền tệ đều biết, các hệ thống thanh toán đều đòi hỏi một mức độ thanh khoản dự phòng mà không một thực thể tư nhân nào có thể có.

Katharina Pistor – một Giáo sư luật so sánh tại trường Đại học Luật Columbia cho rằng nhiều cơ sở pháp luật và lý thuyết ngân hàng, tài chính toàn cầu bị phá vỡ nếu dự án của Facebook thành hiện thực. Điều khiến Facebook khác biệt so với các công ty phát hành “tiền tư nhân” khác chính là quy mô, phạm vi toàn cầu và sự sẵn sàng “đi nhanh và phá vỡ mọi thứ” của nó.

Tháng trước, Facebook tuyên bố sẽ cùng với 28 đối tác, bao gồm những cái tên lớn như Mastercard, PayPal, Uber…, phát hành Libra vào năm 2020. Đây là một tham vọng toàn cầu mà 2,6 tỷ người sử dụng Facebook có thể giúp hiện thực hóa.

Nỗ lực ngăn chặn đồng Libra cũng được tiến hành ở Thượng viện. Ủy ban Giám sát Ngân hàng của Thượng viện và Ủy ban Dịch vụ Tài chính của Hạ viện Mỹ đã tổ chức phiên điều trần vào ngày 16 và 17 tháng 7/2019, để kiểm tra những ảnh hưởng của Libra với hệ thống tài chính và quyền riêng tư của người dùng. Trong tài liệu chuẩn bị cho cuộc điều trần, ông Marcus nói Facebook không có ý định dùng Libra để cạnh tranh với đồng tiền của các quốc gia hay can thiệp vào chính sách tiền tệ của các ngân hàng trung ương.

Facebook nói sẽ không phát hành Libra cho tới khi những mối lo của cơ quan chức năng được giải quyết hoàn toàn. Ông David Marcus, người đứng đầu dự án Libra, cho biết Facebook phải có được "những sự phê chuẩn cần thiết" trước khi phát hành đồng tiền ảo.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Những lo ngại từ một “ngân hàng bóng tối”