Từ chiếc iPhone 5C cho đến cả trình duyệt web Internet Explorer của Microsoft đều đã bị các hãng công nghệ chia tay trong năm 2015 vừa qua.
Sidecar (2012 - 2015)
Dịch vụ chia sẻ xe này đã đóng cửa vào ngày 31/12. Mặc cho những nỗ lực của Sidecar để phân biệt hãng với các công ty khác, cùng với nhiều tính năng mới bổ sung thì cuối cùng công ty cũng không thể cạnh tranh với những phương thức kinh doanh hiện đại của đối thủ cạnh tranh, đặc biệt là Uber.
Sidecar đã không thể nào trụ nổi trước sự nổi lên của các dịch vụ chia sẻ xe như Uber
Mặc dù nhà sáng lập công ty đã gợi ý sự trở lại trong tương lai, nhưng vẫn chưa rõ cách thức mà công ty này thực hiện khi quay lại sẽ như thế nào.
Windows RT (2012 - 2015)
Nếu như Windows 8 chưa xem là một hệ điều hành thảm họa cho Microsoft thì Windows RT thậm chí còn tồi tệ hơn. Đây là phiên bản rút gọn của Windows 8 đã được tạo ra cho các sản phẩm hiệu năng thấp hơn, đặc biệt là tablet với giá bán rẻ hơn và không thể chạy phiên bản hệ điều hành Windows 8 đầy đủ.
Những chiếc tablet chạy Windows RT phải đối diện với thái độ khinh thị từ phía người dùng liên quan đến các vấn đề hiệu suất, thiếu phần mềm và khả năng tương thích. Microsoft đã ngừng phát triển hệ điều hành này vào năm 2013, và Surface 2 đã ngưng sản xuất vào tháng 2/2015 để đánh dấu hơi thở cuối cùng của Windows RT. Mặc dù vậy, tất cả các thiết bị Windows RT vẫn được Microsoft hỗ trợ chính thức đến tháng 1/2018.
Pin tháo rời (1954 - 2015)
Kể từ khi các đồ điện tử tiêu dùng được ra mắt, người tiêu dùng đã phàn nàn về tuổi thọ pin của chúng. Tuy nhiên họ vẫn có một tin vui là có thể thay thế một pin mới khi cần. Một số giám đốc điều hành thường mang lên chuyến bay đường dài của mình rất nhiều pin laptop để họ có thể làm việc liên tục.
Ngày càng nhiều các smartphone hiện nay được trang bị pin không thể tháo rời
Apple bắt đầu mở ra thời đại pin tích hợp không thể tháo rời trong bản gốc của iPhone và MacBook Air đầu tiên, cho đến nay hãng vẫn không thay đổi quan niệm. Người tiêu dùng có thể đã càu nhàu, nhưng không ai phàn nàn về trọng lượng nhẹ cũng như thiết kế siêu mỏng trên các thiết bị họ sử dụng.
Ngày nay, không chỉ các sản phẩm của Apple được trang bị pin gắn liền mà nhiều nhà sản xuất khác cũng hướng đến thiết kế này. Trong năm 2015, ngay cả những dòng Galaxy Note nổi tiếng với pin thay thế được cũng đã bỏ rơi nó.
Dĩ nhiên từng này không thể cho kết luận là pin tháo rời đã bị khai tử, nhưng ít nhiều thì nó cũng cho thấy nhiều công ty bắt đầu thay đổi quan niệm của mình đối với pin gắn liền, bất chấp phàn nàn của người dùng.
Internet Explorer (1995 - 2015)
Trình duyệt web kéo dài đến 20 năm này được Microsoft thiết kế để cạnh tranh với Netscape. Trở lại năm 1995, Microsoft tự hào cho biết IE chiếm đến hơn 90% thị phần trình duyệt, và gần đây nhất là năm 2009 trình duyệt này vẫn còn trên 60%.
Tuy nhiên, sự tăng trưởng mạnh mẽ của Chrome cùng ở mức độ thấp hơn là Safari đã thay thế IE trên máy Mac khiến Microsoft buộc phải thay đổi lại suy nghĩ. Trong khi một số mã của IE đã được đưa vào bên trong Windows 10 nhưng IE đã mất tích để thay bằng Microsoft Edge, trình duyệt được phát triển tách biệt hoàn toàn với IE và trở thành mặc định cho Windows 10. Microsoft đã không công bố kế hoạch hỗ trợ cho IE như là lời khẳng định sẽ cho trình duyệt này trôi theo cùng năm tháng với những phiên bản cũ của Windows.
iPhone 5c (2013 - 2015)
Nhiều thiết bị bị khai tử không được chú ý, nhưng sự ra đi của iPhone 5C lại rất được xem xét vì nó đại diện cho một sự thất bại hiếm hoi của Apple trên thị trường mà hãng luôn vỗ ngực trước các đối thủ.
iPhone 5C là sự thất bại duy nhất trong gia đình sản phẩm iPhone của Apple kể từ ngày ra mắt vào năm 2007
Hài lòng với vị thế thống trị của thiết bị cầm tay, iPhone 5C được Apple đưa ra để tấn công thị trường smartphone cấp thấp hơn. Sản phẩm ra mắt cùng iPhone 5S trong năm 2013 và vay mượn nhiều phần cứng của iPhone 5 cũ, cắt giảm bớt một số tính năng đắt tiền và được bao phủ bởi thiết kế vỏ nhựa thay vì nhôm.
Với những chỉ trích gay gắt từ giới phân tích và người tiêu dùng đối với thiết bị, Apple đã lặng lẽ rút iPhone 5C khỏi thị trường sau khi ra mắt iPhone 6S trong năm nay, mặc dù iPhone 5S vẫn tồn tại.
Tạm biệt điện thoại hợp đồng 2 năm (1995 - 2015)
Cuối cùng thì hợp đồng dịch vụ điện thoại di động 2 năm mà các nhà mạng cung cấp đã không còn tồn tại, ít nhất tại Mỹ, sau 20 năm. T-Mobile dừng chính sách này vào năm 2013, còn Verizon thực hiện trong năm nay giống như thông báo của Sprint. Riêng với AT&T, nhà mạng này chỉ mới vừa công bố ngừng cung cấp nó, bắt đầu từ ngày 8/1 tới.
Điều này có nghĩa khách hàng muốn sử dụng những thiết bị như iPhone tại Mỹ sẽ không còn được các nhà mạng bao cấp nữa mà phải bỏ ra số tiền đầy đủ để sở hữu máy. Mặc dù vậy, người tiêu dùng sẽ có quyền tự do hơn trong việc chuyển đổi qua lại giữa các hãng nhà mạng cũng như nắm rõ những gì mà họ phải chi trả cho một nhà mạng.